Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Tin Thế giới

Úc cung cấp đất hiếm cho Nhật, phá thế độc quyền của Trung Quốc.


Một mỏ đất hiếm tại khu vực Nội Mông Trung Quốc
Một mỏ đất hiếm tại khu vực Nội Mông Trung Quốc
Ảnh: Reuters
Đức Tâm

Ngày 24/11/2010, tập đoàn khai thác nguyên liệu Úc Lynas cho biết sẽ hợp tác với công ty kinh doanh Sokitz để cung cấp nguyên liệu đất hiếm cho Nhật Bản. Theo đó, trong vòng 10 năm, kể từ cuối năm 2011, Úc sẽ xuất khẩu khoảng 9000 tấn đất hiếm, mỗi năm, sang Nhật Bản.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc gần như độc quyền thị trường xuất khẩu đất hiếm và đã sử dụng lá bài kinh tế này để phục vụ cho chính sách ngoại giao của mình. Việc Úc chấp nhận khai thác và xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản không chỉ giúp Tokyo bớt phụ thuộc vào Bắc Kinh mà còn phá thế độc quyền của Trung Quốc.

Từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang phân tích:

Theo RFI

Bắc Kinh cảnh giác cao với Việt Nam

2010-11-12

Việt Nam bị xếp hạng thứ 3 trong danh sách các quốc gia mà chính phủ Bắc Kinh cần phải thận trọng cảnh giác.

AFP photo

Bản đồ những vùng đảo đang tranh chấp ở Biển Đông


Một khảo sát vừa được hãng thông tấn Global Times thực hiện để lấy ý kiến trên hơn 1.300 người dân Trung Quốc cho thấy như vậy.

Có đáng lo ngại?

Hơn 2 tháng sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tuần duyên Nhật Bản trên vùng biển gần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Sensaku dẫn đến căng thẳng chính trị giữa hai nước, hãng thông tấn Global Times được thực hiện một cuộc khảo sát qua điện thoại đối với 1305 người dân tại 6 thành phố Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Trường Sa, Tây An và Thẩm Dương.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 90% người được hỏi quan tâm đến những vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước khác. Đa số không chấp nhận để Hoa Kỳ đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết tranh chấp. Thậm chí ngược lại, có đến gần một nửa số người cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên mà Trung Quốc cần phải thận trọng cảnh giác, kế đó là Nhật Bản, thứ ba là Việt Nam và lần lượt sau đó là các nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei.

Khi được hỏi về những giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, 39,8% người Trung Quốc được thăm dò cho rằng phải chiến đấu khẳng định chủ quyền; 35,3% khác cho rằng nên đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền qua một bên và cùng nhau phát triển trong khi vẫn tiếp tục lên tiếng khẳng định chủ quyền; chỉ có 18,3% đồng ý xác định lại biên giới lãnh hải cùng với các quốc gia thích hợp.

Theo TS. June Teufel Dreyer, Giảng viên Khoa học Chính Trị của trường đại học Miami, chuyên gia phân tích về quan hệ chính trị của Trung Quốc với các nước thì việc Trung Quốc lo ngại Việt Nam là có thực, tuy nhiên kết quả của các cuộc khảo sát trên báo chí không phải lúc nào cũng chính xác và phản ánh đúng thực tế. Theo bà, điều dư luận nên quan tâm hơn chính là thái độ của chính phủ Trung Quốc và những phản ứng của chính phủ Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Họ đã có thông báo về việc cảng Cam Ranh sẽ mở cửa cho hải quân và tàu nước ngoài, đã ký thỏa thuận để Nhật Bản xây dựng lò phản ứng hạt nhân...

TS. June Teufel Dreyer
Theo đánh giá của tờ New York Times, việc Trung Quốc leo thang trong vấn đề quân sự và các chính sách thương mại đã khiến cho các nước láng giềng cũng phải để mắt xem lại thực lực quân sự của mình. Hầu hết các quốc gia châu Á đều ngấm ngầm hiểu rằng việc Trung Quốc sẽ thay thế cho Hoa Kỳ ở vị trí đứng đầu trong khu vực là điều thấy trước, tuy nhiên quá trình thay thế đang diễn ra quá nhanh khiến cho nhiều nước lo ngại. Vấn đề hạ giá đồng nhân dân tệ, cấm xuất khẩu đất hiếm đến Nhật và sau đó là Mỹ và châu Âu đã dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh sử dụng các lợi thế kinh tế để làm vũ khí ngoại giao và chính trị.

Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc không ngừng bành trướng và thực hiện các hoạt động lấn lướt trên các vùng biển tranh chấp. Li Jie, một nhà chiến lược của Viện Nghiên cứu Hải quân của Trung Quốc, khẳng định rằng Bắc Kinh cần gửi ra một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng rằng sức mạnh quyền lực của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.

Chính sách của VN

000_Del424800-250.jpg
QĐ Giải phóng Nhân dân TQ bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 09 tháng 11 năm 2010 chào mừng chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron. AFP photo
Trước sức ép của người khổng lồ đầy tham vọng, việc đưa ra một chính sách ngoại giao và đối phó thích hợp với Trung Quốc đang là vấn đề đau đầu cho các nhà lãnh đạo châu Á. Nhiều quốc gia châu Á đã lên tiếng chào đón Hoa Kỳ trở lại khu vực để tìm lại vị thế cân bằng với quyền lực đang lên của Bắc Kinh. Tại Việt Nam, sau thương vụ mua tàu ngầm và chiến đấu cơ của Nga, việc Việt Nam quyết định mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài, theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, là một bước đi đúng hướng và cần thiết.

TS. June Teufel Dreyer nhận xét: "Tôi nghĩ cho đến lúc này thì chính phủ Việt Nam đã hành động khá khôn ngoan. Họ đã có thông báo về việc cảng Cam Ranh sẽ mở cửa cho hải quân và tàu nước ngoài, đã ký thỏa thuận để Nhật Bản xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đồng thời cũng để nước này khai thác đất hiếm, thứ mà Trung Quốc đã quyết định là không bán cho Nhật nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng".

Trở lại với kết quả cuộc thăm dò khi một số người dân Trung Quốc cho rằng Việt Nam là quốc gia thứ 3 mà Bắc Kinh cần đề phòng, cũng có ý kiến cho rằng có thể việc giáo dục lịch sử cũng như tình trạng kiểm soát thông tin tại Trung Quốc đã dẫn đến nhận xét trên ở một số người. Bởi vì thực tế là đối với không ít người dân ở Trung Quốc, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã được giáo dục rằng chủ quyền của hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa (Trường Sa và Hoàng Sa) là thuộc về Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác luôn luôn có ý đồ chiếm đoạt lấy các vùng biển đảo này.

Nhận xét về tình trạng trên, TS. Dreyer nói: "Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975. Vì vậy, tôi không hiểu vì sao mà người ta có thể nói rằng các quần đảo trên là của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người đã đọc sách giáo khoa của Trung Quốc thì nói rằng có nhiều điều không hẳn là đúng sự thật".

Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975

TS. Dreyer


Riêng trong vấn đề để Hoa Kỳ làm trung gian trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền các vùng biển đảo, hơn 76% người Trung Quốc được hỏi đã bác bỏ ý kiến này. Điều này khiến người ta nhớ lại cách đây không lâu, chính quyền Bắc Kinh cũng đã tỏ ra tức giận với Hoa Kỳ khi ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra lời đề nghị tương tự đối với việc tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông.

Mặc dù mọi cuộc khảo sát đều mang tính tương đối nhưng trước con số khá cao, mang tính thể hiện sự đồng lòng của người dân Trung Quốc đối với các quyết định của chính quyền khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự thành công của chính sách giáo dục và sự kiểm soát thông tin hữu hiệu của Bắc Kinh trong mục tiêu phục vụ cho chính trị. Vấn đề ở chỗ, hy sinh dân trí để đạt được mục tiêu chính trị lại không phải là lựa chọn của một xã hội dân chủ và văn minh.


Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Chuyện này có thật hay không ?!?!?!

TRUNG QUỐC MỞ CHIẾN DỊCH THỦ TIÊU NHỮNG CỘT MỐC BIÊN GIỚI CŨ VIỆT-TRUNG

Trung Quốc đào cột mốc biên giới với Việt Nam có từ thời nhà Thanh để đưa vào Bảo tàng.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fa/Carte_du_Tong-king_1879.JPG/300px-Carte_du_Tong-king_1879.JPG

Trung Quốc đang mở chiến dịch tháo dỡ toàn bộ các cột mốc bên giới cũ theo Hiệp định Pháp – Thanh năm 1887, hiện nay đang nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, chiến dịch này đã được chính quyền Trung Quốc phát động vào ngày 20/07/2010.
Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Việt – Trung có từ hàng trăm năm nay đã bị chính quyền Trung Quốc tất bật tháo gỡ đưa vào các bảo tàng lịch sử địa phương mà họ gọi là chiến dịch “bài trừ các mốc biên giới cũ”.

Mốc số 17 (đoạn Vân Nam-Hà Khẩu)



Cột mốc “Đại Nam Quốc Giới” tại Phòng Thành, Quảng Tây



Trung Quốc cho đào, khuân vác dời cột mốc quốc giới Viêt – Trung đem về bảo tàng…

Nguồn: phamvietdaonv.blogspot

Khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là "giặc" !


Trước giờ vẫn nghe câu "Thắng làm vua, thua làm giặc" và "Kẻ thắng viết nên lịch sử", nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!

Ngày còn cắp sách đến trường, mỗi thứ hai đứng chào dưới cờ tổ quốc, gào lên cùng lũ bạn "...cờ in máu chiến thắng" mà không biết rằng lá cờ ấy cũng có thấm máu của người thân mình, những dòng máu bị rẻ khinh, không được thừa nhận!

Khi người ta cố nhồi nhét hình ảnh về một đấng lãnh tụ vĩ đại, toàn năng vào đầu óc non trẻ của tôi, tôi đã không kháng cự, chỉ đôi lúc tự hỏi một cách lén lút "Thật là có con người như thánh sống thế ư?". Bởi vì đôi khi những gì họ nói trước sau bất nhất. Họ chẳng bảo "Không có gì tuyệt đối và toàn vẹn" đấy sao? Hay có ngoại lệ?

Ngày đó ngây thơ đến mức nằm trong phòng đọc bài học lịch sử oang oang, không ngừng mắng chửi "ngụy", "tay sai", mà không nhớ rằng ba mình từng khoác áo lính của Việt Nam Cộng Hòa!

Khi người ta dạy cho tôi phỉ báng những người lính "ngụy", coi khinh họ như nhưng kẻ không có lương tâm, những kẻ bán rẻ tổ quốc, những con người máu lạnh, giết người không gớm tay.

Thì tôi, đã thấy những người lính sa cơ ấy rất hiền lành, là những người cha, người chồng mẫu mực, những người nông dân không ngại vất vả ngoài đồng.

Thì tôi, thấy trong ánh mắt họ một nỗi đau bất lực vì không bảo vệ được tổ quốc của mình!

Thì tôi, thấy họ loay hoay tìm cho gia đình mình một con đường tươi sáng khác để đi. Họ không ngồi đó và khóc cho một quá khứ tươi đẹp đã mất, đã bị cướp mất!

Tôi đã thấy họ dạy con họ yêu tổ quốc, yêu cội nguồn, và trân trọng tình thân! (xin đừng đánh đồng như cái cách người ta đang giả vờ tự lừa dối nhau, tổ quốc không bao giờ nên hiểu là "người chiến thắng", và "người chiến thắng" cũng không phải là tổ quốc, nếu như hôm nay tôi nói tôi chẳng có chút cảm tình nào đối với "người chiến thắng" thì không có nghĩa là tôi không yêu đất nước của tôi).

Tôi đã thấy họ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách, nhưng cái nhìn của họ vẫn hướng về nơi này một cách khắc khoải. Bởi lẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp họ đã bị đẩy đi xa quá xa nơi họ được sinh ra và lớn lên, nơi còn có những người thân còn ở lại! Họ có thể trở về, nhưng họ sẽ không trở về, tôi biết thế, không phải vì họ chê cố hương nghèo khó!

Khi người ta nói họ là những kẻ "vong quốc", tôi sẽ lắc đầu bảo rằng không phải, họ là những người "vọng quốc" (luôn luôn hoài vọng về tổ quốc của mình).

Khi người ta bảo rằng họ ở bên kia bờ biển đang tìm mọi cách phá hoại an ninh quốc gia, thì tôi lại tin rằng, họ đã bày tỏ một nỗi thất vọng khôn xiết về cách "trị quốc" của "kẻ thắng", họ đang bày tỏ niềm xót thương với những số phận đang ngày ngày tìm đến nhau trong niềm an ủi và hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Họ đang cất lên tiếng nói giúp những những người mà họ nghĩ rằng "thấp cổ bé họng".

Không có triều đại nào vĩnh viễn, thì sao cứ mãi lừa mị nhau về cái gọi là "muôn năm"?

Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là "giặc" thì tôi vẫn cứ tự hào về họ, những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa!

Khi người ta gọi họ là "ngụy" thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!

Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng!

Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!

Nguồn : Facebook em Đặng Bình Diễm Chi

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Hacker Sinh Tử Lệnh

Lật Tẩy Lá Bài Sinh Tử Lệnh

Thành tích Sinh Tử Lệnh .

Trong thời gian gần đây nhóm hackers mang nhãn "Sinh Tử Lệnh" đã phá và cướp tên miền nhiều trang mạng, blogs tranh đấu lề trái nước ngoài . Nhóm hackers nầy sau khi hack xong một trang mạng thì để lại nhãn hiệu "Sinh Tử Lệnh" trên các website, các blogs đã bị DEFACED .

Nhiều trang mạng, diễn đàn dân chủ như Thăng Tiến, Thông Luận, Tiền Vệ, Talawas, Xcafevn, Dân Luận , .. sau một thời gian ngắn, các Webmasters của các trang web nêu trên đã sửa chữa và ohline trở lại, tuy nhiên còn rất nhiều trang mạng và blog đã bị phá sạch và bị cướp tên Miền chưa phục hồi như danchimviet.com , TTXVA.com, doithoaionline.org , trangdenonline.com ... Các trang blog nổi tiếng như Mẹ Nấm, anhbasg (Anh ba Saigon), Lê Diễn Đức, Freelecongdinh cũng đã bị hackers ngày đêm tìm cách xâm nhập .

Gần đây một trang diễn đàn lớn mang tên Hacker Việt Nam Online www.hvaonline.net có con số thành viên ghi danh trên 130,000 người, Diễn Đàn HVA được lập ra với những đề mục hướng dẫn người xử dụng PC biết rõ hơn về những chương trình hay cách bảo mật an ninh cho máy điện toán . Để nhằm lấy tiếng, nhóm Hackers Sinh Tử Lệnh tìm cách vượt rào đột nhập vào server của HVA đánh cắp thông tin thành viên cá nhân rồi sau đó tung lên trang mạng http://x-cafevn-db.info trong đó có hồ sơ cá nhân như Driver License, Credit Card và địa chỉ cư ngụ của Admin Hoàng Ngọc Diêu . Khi vào trang mạng của nhóm Hackers STL bạn đọc có thể tìm thấy những mẫu Chat, email về chuyện phòng the "mây mưa" của nhà văn Nguyễn Hưng Quốc . Để trả lời, nhà văn Nguyễn Hưng Quốc đã viết một bài với tựa đề "Sinh Tử Lệnh nỗi ám ảnh" và một bài khác nhắn gửi đến việc làm của nhóm hackers STL với một tựa đề hết sức hấp dẫn "Con Cặc" , bài nầy đã được đăng trên mạng Talawas .

"Truy Nã" Sinh Tử Lệnh

Chuyện như trong phim, có một số nhân vật được mệnh danh là "Hit Man" sau khi thanh toán xong đối tượng thì để lại một nhánh bông hoặc một ký hiệu gì đó để cho mọi người biết chuyện đó do ta làm . Nhóm Hackers nầy cũng lãng mạng không kém đã để lại dấu vết là tấm hình mang chữ Sinh Tử Lệnh đồng thời STL ra mắt thêm một trang web khác là www.sinhtuphu.org . Nhờ vào những dấu vết nầy các nhà thám tử Vietland đã lên đường truy lùng hung thủ . Mã code của tấm hình Sinh Tử Lệnh được chúng tôi phân tích tìm ký hiệu của máy PC Hackers và sau đó chúng tôi phá rào vào phần account của Sinh Tử Lệnh chủ nhân của các trang http://x-cafevn-db.infowww.sinhtuphu.org . Sau khi biết được số điện thoại và thông tin cá nhân của người đứng ra thuê domain của 2 trang mạng tin tặc nêu trên , ban Tin Học Vietland đã tìm ra được dấu vết của tổ chức tin tặc Sinh Tử Lệnh .

Quá Ngạc Nhiên Khi Được Biết Sinh Tử Lệnh

Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ trong đầu nhóm Sinh Tử Lệnh chắc là những tay tin tặc răng hô mã tấu, những tên vô học biết chút ít về điện toán nghe lời Công An xúi bậy đi phá hoại các diễn đàn Dân Chủ nhưng khi chúng tôi tìm ra thì hết đổi ngạc nhiên vì sự thật khác hẵn những gì mình suy nghĩ . Nhóm Sinh Tử Lệnh là một nhóm sinh viên du học tại Mỹ, rất trẻ và là những người đang học Tiến Sĩ các ngành Khoa Học . Người Cầm đầu nhóm Hackers STL hiện đang học để lấy bằng Tiến Sĩ ngành Mathematics tại U.C Berkeley (University of California, Berkeley), anh là người gốc Hải Phòng , sau khi tốt nghiệp bằng Toán tại trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, anh được nhà nước gửi sang Mỹ du học từ 2005 . Với nét mặt bầu bỉnh, đeo kính nhìn rất hiền lành, có cô bạn gái cũng dễ thương không kém nhưng không hiểu động cơ nào anh lại làm chuyện Tin Tặc nầy và nếu chính phủ Mỹ điều tra anh là Tin Tặc thì chắc họ sẽ đuổi anh về lại VN và tấm bằng Tiến Sĩ Toán tại Mỹ chắc là sẽ trôi theo dòng nước .

Vài lời cùng người lãnh đạo Sinh Tử Lệnh

Chúng tôi biết hết chi tiết cá nhân của anh và chúng tôi rất lịch sự là không nói rõ tên anh là ai hay tiết lộ chi tiết cá nhân của anh như số nhà địa chỉ, điện thoại, credit card của anh mà chính anh đã làm đối với người khác . Anh là một người có ăn học và nhất là học giỏi và thông minh, tôi khuyên anh là đừng nghe lời bọn công an xui dục để làm chuyện bậy là bịt miệng tiếng nói người khác . Anh nên nhớ là tôi cũng dân gốc Toán Mathematics như anh và tôi khuyên anh là cuộc đời đừng bao giờ kiêu căng tự đại vì người Việt chúng ta có câu "vỏ quít dày thì có móng tay nhọn", trình độ và kiến thức phải nói là vô bờ không ai có thể biết được đâu là bến . Người có học mà biết xử dụng tài năng của mình vào chuyện phải chính là người có đạo đức . Người có học mà dùng tài năng mình để làm chuyện tà đạo thì sẽ trở thành kẻ hung ác gây hại cho nhân loại .

Tôi là một người đồng hương với anh, người sinh ra lớn lên tại Miền Bắc VN, tôi cùng học chung trường Bách Khoa Hà Nội và cũng là người học chung ngành Mathematics như anh, tôi khuyên anh nên suy nghĩ lại việc làm của mình và tôi chắc rằng anh không muốn danh tính đời tư của anh công khai lên mạng hay địa chỉ nhà của anh ở Hải Phòng bị người khác biết thì anh đừng làm bậy nữa . Các anh tin là tôi sẽ không cung cấp thông tin nầy cho chính quyền Hoa Kỳ hay đưa lên mạng đời tư của anh vì tôi biết anh chỉ là nông nổi và háo thắng của tuổi trẻ mà thôi .

Ngày tôi trở về lại California , tôi sẽ mời anh và hai người bạn anh trong nhóm STL đi ăn phở để có thể chúng ta làm bạn với nhau, cùng là du sinh cả mà .

Trân Trọng

Xuân Nhi

Một khi để lại dấu vết thì phải chấp nhận người khác sẽ tìm ra .

Nguồn: VietLandnews

Phương cách hữu hiệu chống Tin Tặc Sinh Tử Lệnh Đột Nhập Vào Blogs Đánh Cắp Password

Gần đây nhiều trang blogs Dân Chủ đã bị hackers Sinh Tử Lệnh tiếp tục đột nhập và ăn cắp password, nhiều bloggers vẫn không biệt lý do tại sao mà tin tặc có thể đột nhập và đánh cắp được password của blogs mình. Tôi viết bài nầy nhầm mục đích giúp cho các bloggers thấy rõ để tránh bị mất cắp password trong tương lai .

Trước hết các bloggers phải biết là muốn đột nhập vào một blog để đánh cắp password không phải dễ, nhiều người nghi ngờ là STL đã vào blog mình để cài mã độc hoặc mình bị nhiễm mã độc khi vào trang mạng khác, sự thật những sư việc nêu trên tin tặc khó lòng gài bẫy được “khách hàng” vì mỗi máy PC cá nhân thông thường có phần anti-virus hoặc anti-spyware v.v .

Cách Sinh Tử Lệnh đánh cắp password của bloggers hiệu quả nhất là cài bẩy cho bloggers tự đưa password mình cho tin tặc . Cách gài bẫy nầy là một cách mà các chú tin tặc trên thế giới đã xử dụng từ nhiều năm nay nhưng vì một số bloggers không biết hoặc bất cẩn nên bị mất password .

Phương pháp Sinh Tử Lệnh dùng được gọi là “phishing” và tôi xin giải thích phương pháp đó như thế nào và làm sao họ có thể gài bẫy được mình .

(1) Khi bạn đăng ký một trang blog, bạn sẽ phải điền email mình khi đăng ký . Nhiều blogger bất cẩn để STL biết được email mình là gì, tôi ví dụ khi anhbasg mở trang mạng ở wordpress và lấy email là anhbasg@ gì đó chấm còm . Sinh Tử Lệnh muốn đánh cắp password của anhbasg thì họ làm một cái email giả “phishing” gửi vào hộp thư (email) của anhbasg .

STL “phishing” như thế nào ?

Thông thường khi một người vào trang blog mình “góp ý”(comment) thì trang blog của mình sẽ “tự động” gửi một email báo cho mình biết là trang mạng mình vừa có một người vào “góp ý” và bloggers với thói quen sẽ bấm vào email đó để vào trang mạng mình đọc lời góp ý vừa nhận được . STL lợi dụng kẻ hở nầy để cài bẩy bằng cách giả một email “tương tự” như email từ server của trang blog gửi đến nạn nhân và khi nạn nhân click vào đó thì sẽ bị hướng dẫn sang một chỗ khác để “login” . Trang “login” giả nầy nhìn thoáng thì giống hệt như trang login của blog mình và nhiều bloggers không ngần ngại đánh password mình vào đó và tự mình gửi password cho STL mà không biết .

Cách tránh né Sinh Tử Lệnh

(1) Cách tốt nhất là không click, không nhận bất cứ email nào do server của trang blog mình gửi, bloggers có thể disable, setup hoặc filter các email của blog gửi cho mình vào sọt rác .

(2) Khi login vào blog thì mình sẽ “tự đánh”" địa chỉ vào . Tôi ví dụ nếu như bạn có trang mạng là http://vietland.wordpress.com ,lúc nào khi muốn login thì “tự” mình điền vào address trên browser mình là http://vietland.wordpress.com/login để có trang login “thật” .

Sinh Tử Lệnh ngoài phương pháp “phishing” nêu trên, bọn tin tặc nầy còn có một cách khác kém hiệu quả hơn là dùng phần mềm SCAN . Phần mềm scan khó thành công vì phải mất nhiều thời gian, hơn nữa nếu các Bloggers dùng password mình là 12 chữ số mẫu tự phối hợp (combination) sẽ có trên 96 tỉ lần biến hóa nên phần SCAN nầy khó thực hiện được .

Tóm lại là các Bloggers Dân Chủ sẽ KHÔNG login bằng bất cứ link nào trên mạng kể cả link đó tìm thấy trong phần SEARCH của GOOGLE, YAHOO , TUYỆT ĐỐI KHÔNG login bằng đường link trên EMAIL .

Phần cuối cùng là thay password mình bằng 12 chữ số (combination) đừng lười dùng password 5-6 chữ dễ bị SCAN ra .

Xin các bạn phổ biến bài viết nầy đến với các Bloggers . Có gì thắc mắc xin đừng ngần ngại email về cho Xuân Nhi là info@vietland.net hoặc bbtvietland@gmail.com

Ms. Phạm Xuân Nhi
Webmaster Vietland

Happy Thanksgiving

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Lời tỏ tình dễ thương

Lời tỏ tình dễ thương của... loài vật

Cũng giống như con người, các loài vật cũng có những giây phút thật lãng mạn, những lời tỏ tình dễ thương, những cử chỉ âu yếm và những nụ hôn thật ngọt ngào và tình tứ...

Lời thì thầm mùa xuân.

Hót cho vừa mình em nghe thôi...

Những cảnh âu yếm tạo nên những hình ảnh thật ấn tượng.

Sánh đôi cùng dạo biển.

Tựa vai nhau, cho nhau yên vui, ấm áp cuộc đời...

Tìm môi nhau...

Biểu tượng muôn đời của tình yêu.

Chúa tể sơn lâm trông rất hiền lành và say đắm trong tình yêu.

Đôi mèo rừng đang ôm nhau nằm nghỉ ngơi.

Tình yêu của đôi lứa này cũng cao như cái cổ của chúng.

Thương yêu.

Thay lời muốn nói...

Tình cảm không chỉ giới hạn bởi tình yêu khác giới...

... cũng không giới hạn bởi giống loài.

Cặp cá này đang thực hiện màn “khoá môi” thật lãng mạn.

Nỗi đau khi bạn đời của chúng vĩnh viễn ra đi...

Thư tình cuối mùa Thu...

Một cách tỏ tình độc đáo .

Thái Phiên
(sưu tầm)

Hà Nghiêm (forward)

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Loài hoa một thế kỷ mới nở một lần

Queen of the Andes plant blooms once in a century.

A man surveys a flowering Queen of the Andes plant—which blooms only once in its 80- to 100-year lifetime—near Thumi, Bolivia, (see map) in a picture taken last week.

 A man looking at the Queen of the Andes exotic plant in Bolivia picture.

The exotic plant blooms for a few weeks before it dies. Even before it blooms, though, the Queen of the Andes has a regal presence, towering up to 40 feet (12 meters) in its mountain habitats of Peru and Bolivia.

A picture of birds eating the flowers of a Queen of the Andes plant.

"If you stick your hand into one of these things, it can get ripped to shreds if you pull it out without great care,"

Some local people loathe the plant, because they've heard reports of sheep or other livestock becoming similarly ensnared

A picture of the Queen of the Andes' flowers

Queen of the Andes plants are found only in Peru and Bolivia at altitudes between 9,800 and 15,750 feet (3,000 and 4,800 meters).

"Conditions there are so barren that [the plant] needs time to build up the resources with which it produces the flowering and reproduces,"

"That's why it's so slow and takes 50 or 100 years."

A single plant can produce up to ten million seeds.

Thanksgiving


Animated Holidays - Thanksgiving


Can't view this greeting? Download Flash Player !


Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010

Truyện Ngắn của Tiểu Tử

TIỂU TỬ: 33 truyện ngắn (xin bấm vào links)
33. Tấm vạc giường
32. Những hình ảnh đẹp
31. Tôi nằm gác tay lên trán
29. Chuyện di tản 1975
http://phusaonline.free.fr/ButViet/TieuTu/1_ConRachNhoQueMinh.htm
------------------------------
Tiểu sử của tác gỉa:
Họ tên : Võ Hoài Nam
Sanh : 1930
Nguyên quán : Gò Dầu Hạ ( Tây Ninh )
Bút hiệu : Tiểu Tử
- Tốt nghiệp trường Kỹ sư Marseille năm 1955.
- Dạy Lý hoá trung học Pétrus Ký : 1955/1956.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Việt Nam từ năm 1956 đến 30/04/1975.
- Vượt biên cuối năm 1978. Ðịnh cư ở Pháp từ đầu năm 1979 đến nay.
- Làm việc cho hãng đường mía của Nhà nước Côte d' Ivoire ( Phi Châu ) :
1979/ 1982.
- Làm việc cho hãng dầu SHELL Côte d' Ivoire từ năm 1982 đến 1991, về hưu ở Pháp.
- Trước 1975, giữ mục biếm văn " Trò Ðời " của nhựt báo Tiến.
- Bắt đầu viết truyện ngắn khi lưu vong qua Côte d'Ivoire.
- Tập truyện " Những Mảnh Vụn " ( Làng Văn Toronto xuất bản ) là tập truyện đầu tay.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Chùa -5-sao

Bức tường Berlin

Berlin Wall. Ảnh: Wiki.

http://madmikesamerica.com/wp-content/uploads/2010/08/Berlin_Wall.jpg

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%A9c_t%C6%B0%E1%BB%9Dng_Berlin

Tuần trước, một người Đông Đức, bà Angela Merkel, vừa lên tiếng trên cương vị Thủ tướng nước Đức thống nhất cám ơn Hungary cách đây 20 năm, tháng 8-1989, đã mở cửa biên giới của mình, để cho hơn 60 nghìn người Đông Đức thoát ra, dẫn tới sự kiện bức tường Berlin sụp đổ.

Tháng 6-2004, Hoàng- một đồng đội cũ của tôi ở trường sĩ quan, cựu đại úy quân đội nhân dân Việt Nam, con trai một vị tư lệnh chiến trường nổi tiếng thời đánh Mỹ và đánh Pol Pot- lái xe chở tôi chạy từ Đông sang Tây và cuối cùng đến trước bức tường Berlin. Hoàng nằm trong số những người Việt Nam đầu tiên leo qua phía Tây, thay vì đủ kiên nhẫn để đập đổ cái mà Hoàng, cho đến ngày nay, vẫn coi là “bức tường ô nhục”.

Berlin cũng như nước Đức, sau Thế chiến thứ II, bị “xẻ làm tư” theo thỏa ước Potsdam. Cho dù Liên Xô phản đối, các nước Anh, Pháp, Mỹ sau đó vẫn trả lại quyền tự chủ cho người Đức trên phần lãnh thổ mà mình tiếp quản. “Kế hoạch Marshall” đã giúp Tây Đức phát triển rất nhanh dựa trên nền tảng tự do.

Năm 1948, Stalin ra lệnh phong tỏa, không cho vận chuyển lương thực thực phẩm từ Đông sang Tây. Nhưng vẫn không có người Tây Đức nào đi theo Stalin. Trong khi, trong suốt thập niên 50 đã có hơn 3,5 triệu người Đông Đức bỏ chạy sang Tây Đức. Ngày 1-8-1961, Tổng Bí thư Liên Xô, Krushchev, điện đàm với Ulbricht, Bí thư thứ nhất Đông Đức “đề nghị xây tường”. Ngày 12-8 năm đó, Ulbricht ký lệnh đóng cửa biên giới và “bức tường ô nhục” đã được người Đức cùng với “Hồng Quân Liên xô” nửa đêm “dựng lên lén lút”.

Bảo tàng Bức tường Berlin là một trong những bảo tàng vô cùng ấn tượng. Có thể tìm thấy ở đây những sự kiện bi thảm; nhưng, cũng có thể tìm thấy ở đây những câu chuyện hết sức li kỳ. Chỉ có với khát khao tự do con người mới có thể bất chấp sự hiểm nguy mà vượt thoát mãnh liệt đến vậy. Lượng người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin không dừng lại ở con số 1.374; mới đây, Bảo tàng vừa cho bổ sung vào danh sách này những người không phải là dân “vượt biên” mà là lính biên phòng Đông Đức. Hàng chục lính biên phòng Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh chính quyền bắn vào nhân dân, những người tìm kiếm tự do.

Chỉ cần đến Bảo tàng Bức tường Berlin là có thể hiểu vì sao cả Đông Âu, tràn ngập xe tăng Liên Xô, thế mà vẫn đổ; có thể hiểu vì sao Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu lấy ngày “23 tháng Tám là ngày tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và Phát xít”. Ngày 23-8-1939, Stalin đã bắt tay với Hitler, ký Hiệp ước phân chia Châu Âu. Chỉ một tuần sau, ngày 1-9-1939, Hitler đánh chiếm một phần Ba Lan; ngày 17-9-1939, Liên Xô xâm lược phần còn lại. Người của Stalin, ngay sau đó đã giết hại hàng trăm nghìn người Ba Lan và đưa hơn một triệu người Ba Lan khác lưu đày viễn xứ.

Nếu như, chủ nghĩa Hitler chỉ kịp gây tội ác trong những năm tháng chiến tranh thì chủ nghĩa Stalin lại tiếp tục hủy hoại con người ngay cả khi không còn tiếng súng. Sự hy sinh của hơn 20 triệu người Liên Xô, sự anh dũng của các tướng lĩnh, của Hồng quân là vô cùng vĩ đại. Nhưng, sự hy sinh ấy của nhân dân đã bị những người như Stalin tước đoạt. Liên Xô, quốc gia đóng vài trò quyết định trong cuộc chiến chống Phát xít, thay vì được ghi nhớ như là “giải phóng quân” đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và đã áp đặt lên Đông Âu một chế độ tước đoạt hết những quyền tự do căn bản của con người.

Tại Đông Đức, sau 8 năm chiếm đóng, chính quyền do người Nga lập nên liên tục có những hoạt động thanh trừng nội bộ; khủng bố những người bất đồng; kiểm soát thanh niên; trong khi, thực phẩm thì khan hiếm và đắt đỏ. Sau khi Stalin chết, hơn 1 triệu người dân Đông Đức đã xuống đường biểu tình. Chính phủ Đông Đức rút chạy vào tổng hành dinh của Hồng quân Liên Xô. Chính họ đã cầu cứu và “ngoại bang” đã dùng xe tăng thẳng tay đàn áp cuộc chống đối đâu tiên của nhân dân ấy.

Tại Hungary, sau năm 1945, cuộc bầu cử dân chủ chỉ đem lại cho đảng cộng sản Hungary 17%. Nhưng ngay sau đó, “toàn quyền Liên xô”, tướng Kliment Voroshilov đã buộc một thành viên không đảng phái trao ghế Bộ trưởng Nội vụ cho László Rajk, người của đảng cộng sản Hungary. László Rajk đã lập ra cơ quan an ninh quốc gia sử dụng cách mà Hitler đã làm trong thập niên 30: vu cáo, bắt bớ, tra tấn… tiêu diệt dần đối lập. Ngày 23-10-1956, người Hungary đứng dậy hô to “không cam chịu làm nô lệ nữa”. Nhưng, ngày 4-11-1956, xe tăng Liên Xô nghiến nát cuộc chính biến sau khi máy bay ném bom xuống Thủ đô Budapest: 2.500 người Hung bị giết; 200 nghìn người khác phải trốn khỏi quê hương.

Sự ngột ngạt về chính trị và bế tắc về kinh tế trở thành tình trạng phổ biến ở Đông Âu. Năm 1967, sau khi trở thành Bí thư thứ Nhất Tiệp Khắc, Alexander Dubcek tiến hành cải cách. Dubcek cho phát triển kinh tế tự chủ hơn; các tù nhân chính trị được tha và báo chí bắt đầu có tiếng nói. Không chủ trương đa đảng, Dubcek chỉ có ý định xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân bản hơn”. Tuy nhiên, những nỗ lực của Dubcek càng mang lại sự thịnh vượng cho nhân dân thì lại càng gây lo lắng cho Liên Xô. Cho dù không có “nổi dậy”, đêm 20-8-1968, xe tăng Liên Xô vẫn tiến vào Praha theo sau bởi hơn 165 nghìn quân của khối Warsava.

Tại bảo tàng Bức tường Berlin, có một đoạn video gần như được liên tục phát, đó là trích đoạn phát biểu ngày 12-6-1987 của Tổng thống Mỹ Ronald Reagan: “Mr. Gorbachev, hãy phá bỏ bức tường này”. Thật khó để xác định ai là người đóng vai trò chính để kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, có thể bức tường Berlin đã không sụp đổ nếu như tháng 3-1989, Thủ tướng Hungary, Miklos Nemeth, khi có ý định “tháo gỡ hàng rào kẽm gai dọc theo biên giới” không nhận được tín hiệu từ ông Gorbachev: “Vấn đề an ninh biên giới là việc của ông Nemeth”.

Không có một dân tộc nào không nuôi khát vọng tự do ngay cả dưới họng súng của xe tăng và đại bác. Câu trả lời của ông Gorbachev đơn giản chỉ là trả cho người Hungary quyền tự quyết. Cái quyền mà người dân Đông Âu lẽ ra phải được hưởng kể từ 1945.

Cũng trong tháng 6-2004, tôi có đi qua một vài nghĩa trang quân Đồng Minh chết sau sự kiện Normandy. Những tấm bia ở đây nói rõ là nghĩa trang được lập bởi dân chúng địa phương góp đất và tiền để tưởng nhớ những người lính Anh, Mỹ, New Zeland, Australia… Những “nghĩa trang dân lập” ấy vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay với hoa tươi quanh năm. Trong khi, năm 2007, Tổng thống Nga Putin bị các quốc gia lân bang đặt trước tình huống phải ký sắc lệnh lập 7 văn phòng đại diện tại Ba Lan, Hungary và các nước vùng Baltic để bảo vệ mộ của Hồng quân. Thật không phải khi đụng đến nơi tưởng niệm những người đã hy sinh. Nhưng, cái cách mà Putin cư xử với lân bang đã khiến họ nhớ lại thời Liên Xô và nhận thấy những tượng đài Hồng quân “không còn là một biểu tượng chống phát xít mà là biểu tượng của sự chiếm đóng”.

Bên cạnh những bao cát của Checkpoint Charlie, chốt gác giữa Đông và Tây Berlin, cũng luôn có hoa tươi. Có lẽ ngay chính người Mỹ, sau những chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Iraq, cũng thèm khát hình ảnh của chính mình trên bờ biển Normandy hay ở cái Checkpoint Charlie ấy. Từng là một người lính ở Campuchia tôi hiểu, không có người lính nào sẵn sàng hy sinh nếu không nghĩ, sứ mệnh của mình là giải phóng. Nhưng, không chỉ những người đã nằm xuống, người lính thường kết thúc sứ mệnh sau khi buông súng, mà những việc có ảnh hưởng tới “các giá trị thiêng liêng” khi ấy mới thực sự bắt đầu. Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.

Huy Đức

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

KTS Trần Thanh Vân- Tôi biết gì về Trung quốc

Lâu nay moị người vẫn nghĩ rằng tôi là một Kiến trúc sư cảnh quan có hiểu chút ít về phong thuỷ Thăng Long, âu cũng là chuyện bình thường, cho nên những vấn đề gì liên quan đến phong thuỷ của kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nôị mở rộng ngày nay thì họ hay hỏi tôi, ngoài ra tôi không biết điều gì khác. Tôi cũng tự nghĩ như vậy, nên không muốn chen vào những lĩnh vực nhậy cảm mà tôi không thông thạo như kinh tế, xã hôị, đặc biệt là các vấn đề an ninh, chính trị và thời sự quốc tế.!

KTS. Trần Thanh Vân (Ảnh: N.X.D)

Cách đây vài tháng, khi xây dựng chương mục Địa linh của Chương trình văn hoá 1000 năm Thăng Long. Một nhóm nghiên cưú của Ban khoa giáo Đài truyền hình trung ương đến gặp tôi để lấy tài liệu về Địa mạch và Hồn cốt Thăng Long. Giưã chừng câu chuyện, họ hỏi tôi “Chị nghiên cưú đề tài này lâu chưa?” Tôi lưỡng lự giây lát, rôì trả lời họ: “Khoảng chừng đã 55 năm”.

- “Cái gì? 55 năm?”.

- “Vâng! từ ngày còn là con bé con”.

Thế rồi tôi kể cho họ nghe những câu chuyện khiến tôi phải chứng kiến, phải tìm hiểu từ ngày tôi còn nhỏ. Vào đại học , tôi làm đơn thi Bách khoa vô tuyến điện hoặc Tổng hợp Lý toán, nhưng lại bị phân công theo ngành Kiến trúc. Sau này, tôi học phong thuỷ cho biết để hành nghề kiến trúc sư, càng ngày tôi càng ý thức được đó là cái nghiệp đời người của tôi. Vâng, đúng là nghiệp đời người đặt tôi vào tình huống liên tiếp phải va chạm với những sự thật và tôi không thể không theo đuổi đến cùng sự thật đó. Xin nhắc lại rằng kiến thức của tôi bắt nguồn từ những sự thật, từ những điều mắt thấy tai nghe, không phải từ lý thuyết.

Sự thật và trải nghiệm

Tôi xin mở đầu câu chuyện nghiêm túc này bằng mối “quan hệ” của tôi với vấn đề Trung Quốc mà tôi sắp kể ra, đó là lý do thôi thúc tôi phải đi sâu tìm hiểu bản chất của môí quan hệ hưũ nghị Việt Nam – Trung Hoa này. Có thể có những nhà nghiên cưú chiến lược lâu năm có cách nhìn khác và chưa công nhận những điều tôi sắp nói, nhưng vơí trách nhiệm của một công dân, một người con đất Việt, tôi như là một nhân chứng có thể khẳng định rằng ít có ai có cơ hôị để “hiểu” Trung Quốc hơn tôi. Cho nên, dù đã có thời gian dài tôi tránh nhắc tới những chuyện đó, nhưng càng tránh tôi càng thấy phải noí ra hôm nay để moị người cùng biết.
Đúng vậy, tôi không chỉ từng có kỷ niệm 5 năm du học ở Thượng Hải, cái thời moị người hay hát “Việt Nam- Trung Hoa nuí liền nuí, sông liền sông/ Chung một Biển Đông, thắm tình hưũ nghị…” trước đó tôi đã có hai kỷ niệm sâu đậm và rất hãi hùng liên quan đến Trung quốc.

Kỷ niệm thứ nhất: Cải cách ruộng đất năm 1953.

Ngày ấy tôi còn nhỏ lắm. Vùng quê ngoại Đức Thọ Hà Tĩnh, nơi chúng tôi theo mẹ tản cư về đã hết yên ổn của vùng tự do thời kháng chiến và bắt đầu chiụ cảnh máy bay bắn phá. Nhưng , cuộc “bắn phá” tàn khốc hơn lại chính là những cuộc đấu tố địa chủ và Việt gian phản động trong mọi làng xã ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ. Ông ngoại tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng, chuyên nghề xem mạch bốc thuốc và ông tôi đã cưú sống nhiều người nên được dân trong vùng nể trọng goị bằng thầy. Tiền bạc chắc chẳng có nhiều, nhưng mùa nào thức nấy, trong nhà ông tôi ngoại không bao giờ thiếu của ngon vật lạ do gia đình bệnh nhân mang đến tạ ơn cưú mạng như rổ lạc đầu mùa, cân đỗ xanh, thúng gạo nếp , mớ khoai lang, nải chuối chín, có khi còn có cả con gà sống thiến hay chục trứng tươi…Nhà chỉ có hơn một mẫu ruộng, ông ngoại tôi giao hẳn cho mấy người bà con trong họ trồng cấy và không thu tô, nhưng trong CCRĐ ông tôi vẫn bị quy là địa chủ, mà là địa chủ cường hào.

Mẹ tôi nguyên gốc là cô gái làng dệt lụa Tùng Ảnh ở Đức Thọ, đã theo ông ngoại ra sinh sống ở Hà Nôị nhiều năm và có cửa hàng bán tơ lụa ở Hà Nôị. Đêm toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, mẹ tôi đã bỏ lại hết nhà cửa và tài sản, đưa chúng tôi tản cư về Đức Thọ Hà Tĩnh, vận động nhiều nữ thanh niên bỏ nghề dệt lụa, xây dựng một nghề mới là xe sợi, nhuộm sợi và đan áo rét cho bộ đội. Cặm cuị làm việc đó, mẹ tôi vưà nuôi sống cho gia đình và bản thân, vưà đóng góp tích cực cho kháng chiến. Tôi còn nhớ bài hát “Áo mùa đông” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác vào những ngày đó: “Gió bấc heo may /xào xạc rung cây lá lá bay/một mùa đông bao người đan áo…” chính là noí về công việc của mẹ tôi và các chị, các cô trong Hội phụ nữ kháng chiến cưú quốc.Vào những ngày đó, ở vùng tự do nghèo nàn Thanh Nghệ Tĩnh làm gì có len để đan áo, sáng kiến xe sơị bông, nhuộm sơị thành các mầu xanh, mầu nâu, mầu cỏ úa rôì đan thành áo gưỉ ra chiến trường, đã được ca ngơị như một chiến công lớn.

Nhưng trong CCRĐ thì công cũng thành tôị, có một người bạn thân hôì nhỏ của mẹ tôi là Bí thư chi bộ xã đã treo cổ tự tử vì bị truy bức quá, lập tức mẹ tôi bị gán tội là trùm Quốc dân đảng đã giết ông bí thư đó để bịt đầu mối hoạt động gián điệp và mẹ tôi liền bị lôi ra đấu tố. Cay đắng hơn cả là người được Đội cải cách bôì dưỡng để đứng lên đấu tổ mẹ tôi hăng nhất lại là một bà bạn cũng tản cư từ thành phố về và đã được mẹ tôi đưa vào tổ đan áo binh sĩ.

Cha tôi đang ở vùng ATK của chiến khu Việt Bắc nghe tin đó thì hoảng hốt, vôị vào Hà Tĩnh đón chị em tôi lên Việt Bắc để lánh nạn. Vưà đặt chân đến Chợ Chu – Định Hoá – Thái Nguyên thì tôi được nghe câu chuyện họ vừa xử bắn bà Nguyễn Thị Năm ở thôn Đồng Bẩm huyện Đại Từ. Một vụ xử bắn oan nghiệt đối vơí một người phụ nữ từng có công lớn mà đến nay moị người vẫn còn nhớ.

Trong các xó xỉnh của Việt Bắc hôì đó, người ta bàn tán về hoạt động của các chuyên gia Trung Quốc sang giúp ta kinh nghiệm phát động quần chúng đấu tranh giảm tô và đòi ruộng đất về chia cho dân cày mà Việt Bắc và vùng tự do Liên khu 4 được chọn làm điển hình.

Sau này, khi ông ngoại tôi đã mất rồi, đại gia đình có dịp gặp nhau ôn lại chuyện cũ, moị người đều bảo nhau hãy nén lòng quên nỗi đau buồn đó đi.

Kỷ niệm thứ 2: Trời phạt

Chưa hết hoang mang về chuyện bức hại chém giết lẫn nhau trong CCRĐ, thì chúng tôi được ném vào “Trận đồ bát quái” của tháng hưũ nghị Việt -Trung -Xô.

Liên Xô thì ở tận đẩu tận đâu xa xôi lắm, nhưng Trung Quốc thì ở ngay bên cạnh. Suốt ngày hễ gặp nhau ngoài đường là dù chưa quen biết người ta cũng liền nắm tay nhau hát múa rộn ràng. Hoà Bình lập lại, Chính phủ về tiếp quản Thủ đô, thì trên đường phố Hà Nội cũng xuất hiện rất nhiều chuyên gia Trung Quốc. Còn nhỏ xiú nhưng tôi dễ dàng nhận ra họ vì cái áo kiểu Tôn Trung Sơn rộng thùng thình dài đến gần đầu gôí, cái quần xanh công nhân cũng rộng thùng thình và cái mũ lưỡi trai bằng vải cũng mầu xanh như vậy. Toà dinh thự hoành tráng của Hoàng Trọng Phu trước Vườn hoa Canh nông và các biệt thự kế tiếp trên phố Hoàng Diệu và phố Khúc Hạo trở thành Đại sứ quán và khu dành riêng của người Trung Quốc. Mỗi buôỉ sáng sớm họ đứng kín nửa Vườn hoa Canh nông tập thể dục và hô “I, ơ, xan, xư” ầm vang khu phố Cột cờ.

Ngày đó gia đình tôi ở gần kề các Đại sứ quán. Là con bé mới học đến cấp 2, tôi không thể hiểu nổi những chuyện đã xẩy ra, nhưng tôi có thói quen ghi nhật ký. Đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Quốc tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buôỉ chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ do chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị- Phủ Tây Hồ.

Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn qủàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thôỉ sáo Phùng Tử Tồn và hai người nưã. Mộ của họ mai táng ở nghiã trang Bất Bạt huyện Ba Vì.

Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít và vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới con lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Quốc và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nôỉ thứ tình hưũ nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tôị nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?

Mấy chục năm sau, để giải toả tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh ở làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu/ Dấu nhà Trời ai thấu được đâu/ Một dải khăn đào kết một cái cầu/ Để hồ thẳm nước sâu/ Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.

Du học ở Trung Quốc

Tuôỉ trẻ hồn nhiên với nhiều ham thích đã có lúc cuốn hút tôi, khiến tôi tạm quên đi cảm giác hoang mang lẫn sợ hãi hôì nhỏ.

Năm 1960 tôi tốt nghiệp phổ thông trung học, được miễn thi đại học, tôi được cử đi học ngoại ngữ để sang Trung Quốc theo học ngành kiến trúc. Niềm háo hức khiến tôi và các bạn cùng lứa sung sướng trong cảnh được “ăn cơm Bác Mao”, được chăm sóc dậy giỗ ân cần, lúc ốm đau được đầu bếp nấu những món ăn theo ý thích rồi mang đến tận phòng riêng phục vụ tận tình.

Những năm tháng đó, mọi sinh hoạt vật chất và tinh thần của chúng tôi đều được chăm sóc đặc biệt. Học Kiến trúc thì được học vẽ mỹ thuật trong 3 năm đầu, học kỳ nào chúng tôi cũng được thầy giáo là một hoạ sĩ danh tiếng dẫn đi vẽ dã ngoại ở các khu danh lam thắng cảnh cách Thượng Hải hàng trăm cây số, như các thành phố Hàng Châu, Vô Tích, Tô Châu và ở hẳn đấy vài tuần. Ông hoạ sĩ già thì hai bàn tay bôi mầu nhem nhuốc tận tình hướng dẫn chúng tôi cầm bút lông chấm phá các mảng mầu xanh đỏ, còn vợ ông thì đi theo chăm sóc chồng và cần mẫn gọt những trái lê trái táo bê đến từng góc vườn chia cho đám học trò chúng tôi. Ngoài ra, những ngày ở trong trường chúng tôi luôn luôn được hưởng ưu đãi hơn người, riêng tôi vì ham thích âm nhạc nên còn được giữ chìa khoá một căn phòng có chiếc Piano sang trọng để tự do luyện tập. Đó là những thứ mà khi ở nhà vơí cha mẹ, tôi chưa bao giờ dám mơ tới.

Chưa bao giờ tôi tự đặt cho mình câu hoỉ “Có phải họ đang vỗ béo chúng tôi để sau này về nước chúng tôi sẽ trở thành hạt giống cho họ reo mầm bành trướng phá hoại đất nước mình hay không?” Chưa bao giờ tôi tự hoỉ như thế cả, nhưng trong lòng không thể không gợn lên những thắc mắc vô cớ. Tôi biết Trung Quốc ngày đó còn nghèo lắm, các bạn sinh viên Trung Quốc phải ăn ở chen chúc trong những căn phòng chật chôị của ký túc xá, bưã cơm của họ chỉ có chiếc bánh bao không nhân, một bát cháo hoa loãng và vài miếng ca-la-thầu.

Ngược lại tôi và chị bạn gái người Sài Gòn tập kết thì được hai cô bạn người Thượng Hải nưã ở cùng trong một ngôi nhà giành riêng cho giáo viên và trợ giảng. Đó là một Toà nhà 2 tầng có nhiều phòng, chúng tôi ở tầng hai cùng các giáo viên nữ, còn tầng một giành cho giáo viên nam. Đã là giáo viên và trợ giảng đại học, nhưng họ còn rất trẻ và đều chưa có gia đình riêng. Tôi hay lui tới thăm nom họ và ái ngại thấy họ sống rất đạm bạc. Hoá ra họ phải nhịn ăn nhịn mặc để nuôi chúng tôi?. Tôi phát hiện biết có một thầy giáo bị bệnh gan thận gì đó rất cần ăn đường nhưng tiêu chuẩn tem phiếu không đủ cung cấp, thầy luôn luôn bị ngất xiủ, thấy vậy tôi hay đi mua đường mang đến biếu thầy. Chúng tôi trở thành người thân của các thầy cô giáo. Có những buổi chiều ngày thứ 7, khi 2 cô bạn Thượng Hải đã về nhà, tôi và chị bạn Sài Gòn xuống ghế đá trên vườn hoa ngôì hóng gió, thì các thầy cô giáo lân la đến bên chúng tôi, họ tâm sự, chuyện trò và cho chúng tôi biết rất nhiều chuyện bí mật trong trường và trong xã hôị, tôi có cảm giác như đất nước này sắp có đại loạn.

Rồi đại loạn đến thật, cách mạng văn hoá nổ ra, đại đa số học sinh trung học và sinh viên đều bỏ học, xuống đường tham gia Hồng vệ binh. Chúng tôi phải chứng kiến cảnh suốt ngày Hồng vệ binh đi phá phách, hò hét, rạch quần áo, cắt tóc người qua đường và báo chữ to xuất hiện khắp mọi nơi. Thê thảm hơn là chính mắt chúng tôi được chứng kiến các giáo sư trong trường đã từng giảng dậy chúng tôi, bị làm nhục ngay trong sân trường bằng cách phải đeo các biểu ngữ bằng giấy báo dán trên lưng hoặc đội những chiếc mũ có chóp nhọn, ghi những dòng chữ tục tiũ.

Là một đưá con gái xuất thân trong một gia đình có giáo dục truyền thống ở Việt Nam, tôi không sao chấp nhận nổi thứ triết lý cách mạng cho phép học trò đấu tố thầy, hành hạ và xỉ nhục thầy như vậy. Nhận thức về một nước Trung hoa có truyền thống văn hoá lâu đời, hơi phong kiến một chút, nhưng rất nề nếp và rất có kỷ cương đã hoàn toàn sụp đổ trong tôi. Đây là lần đầu và cũng là lần duy nhất tôi phải chứng kiến hiện tượng vô đạo và bất nhân đáng sợ đó. Tôi không sao chấp nhận nôỉ, những người bị hành hạ là những giáo sư đáng kính của chúng tôi, những người hành hạ các giáo sư lại là những bạn sinh viên đã từng học tập ca hát bên chúng tôi. Trong số đó, tôi biết, có người không muốn hành xử đê tiện như vậy. Nhưng nếu họ đi ngược lại phong trào chung, thì chính họ bị lôi ra đấu tố.

Chúng tôi rất sợ bị liên luỵ nên nín lặng quan sát và nhìn nhau thầm hỏi: “ Họ đang cắn xé nhau, đến bao giờ thì họ cắn mình đây?”

Đó là giưã năm 1966, đúng lúc chúng tôi làm xong đồ án tốt nghệp, trường học gần như không hoạt động, chúng tôi không được bảo vệ luận án tốt nghiệp mà chỉ được cấp bằng có đóng dấu nhưng không có chữ ký, chúng tôi khăn goí vôị vàng rút về nước. Tất cả bạn học và thầy giáo đã bị đưa đi ra khỏi trường, một số đi lao động quản thúc ở vùng nông thôn nào đó, một số khá đông đang là Hồng vệ binh ngày ngày đi đập phá hò hét hoặc đả đảo ai đó. Cảnh trường Đại học Đồng Tế, ngôi trường được xếp loại nhất nhì Trung Quốc, do người Đức thành lập đã gần 100 năm trở nên hoang vắng buồn thảm đến lạnh sống lưng. Giáo sư nôỉ tiếng Lý Đức Hoá, người từng được nhiều giải thưởng Quốc tế và bà vợ bác sĩ người Đức của ông không biết đã trôi dạt đi đâu?. Lúc chúng tôi lên xe để ra ga về nước, chỉ có mấy ông bà cấp dưỡng từng chăm sóc bưã cơm hàng ngày lặng lẽ gật đầu đưa tiễn chúng tôi, mắt họ rơm rớm lệ.

Đến lúc đó thì tình cảm trong tôi hoàn toàn mất phương hướng và tôi thực sự hiểu rằng người dân lao động Trung Quốc rất tốt, giới trí thức Trung Quốc cũng thật tốt, các bạn học của tôi cũng tốt lắm. Nhưng các nhà cầm quyền? Tôi không sao hiểu nôỉ các nhà cầm quyền và thứ “tình hưũ nghị” mà suốt ngày họ ra rả trên đài phát thanh và trên báo chí. Tôi rất muốn tìm hiểu xem cái gì là động lực thúc đẩy họ? Nhưng điều đó nằm ngoài khả năng của tôi.

Chúng tôi rơì Thượng Hải buồn bã và vôị vàng như ma đuổi.

Thời kỳ đã trưởng thành

Chúng tôi về đến nhà đúng vào lúc máy bay Mỹ đang đánh phá Miền Bắc ác liệt. Không khí cả nước có chiến tranh cuốn hút chúng tôi, khiến chúng tôi tạm quên đi những cảm giác khó chiụ của những ngày cuôí cùng sống trên đất Thượng Hải. Ngày ấy sinh viên từ nước ngoài về vẫn chưa nhiều, nên hôm đầu tiên về nhận công tác ở Bộ Kiến trúc, chúng tôi đã được Bộ trưởng Bùi Quang Tạo đón tiếp ân cần. Bộ trưởng khuyên chúng tôi vứt bỏ lối sống cậu ấm cô chiêu ở nước ngoài và sớm thích nghi vơí khẩu hiệu “Ba sẵn sàng” của thanh niên thời chiến.

Sau đó, môĩ người đến nơi sơ tán ở các làng quê theo địa chỉ riêng của từng đơn vị công tác. Viện Quy hoạch đô thị của tôi ở huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Yên.

Vĩnh Tường của bà Hồ Xuân Hương rất đẹp, nhưng chỉ đẹp ban ngày. Còn đêm đến, khi ngôì tư lự một mình bên ngọn đèn dầu trong nhà dân, những ký ức thời trẻ thơ và những kỷ niệm ở Thượng Hải lại ập về khiến tôi suy nghĩ nhiều lắm.

Lúc này đã đủ lớn để có những chính kiến của riêng mình, nhưng tôi không thể noí ra vơí ai. Tôi ở cùng nhà vơí một chị tốt nghiệp ở thành phố Kiev về, chúng tôi quý nhau và luôn giúp đỡ nhau, còn “Liên Xô xét lại” và “Trung Quốc giáo điều” thì mặc kệ họ, miễn là họ vẫn đang giúp ta những chiếc máy bay Míc bay trên bầu trời và những phong lương khô để chống đói.

Dù sao, 5 năm ở Thượng Hải cũng để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp hơn kỷ niệm xấu, tôi cố tự lý giải rằng sự cố đã xẩy ra là do sự qúa đà của một nhóm người hãnh tiến nào đó. Khoảng 10 năm tiếp theo, không thể liên lạc thư từ với bạn học cũ, nhưng tôi theo roĩ và nuôi trong lòng chút hy vọng đổi thay của một đất nước đã nuôi tôi ăn học thời sinh viên, ở đó tôi từng có những thầy giáo và bạn học thân thiết. Khi nghe tin ông Đặng Tiểu Bình được phục chức, tôi những tưởng tình hình sẽ khá hơn, nhưng tôi chưa kịp mừng thì liền xẩy ra cuộc tấn công biên giới đầu năm 1979 do ông Đặng Tiểu Bình chỉ huy để “Cho Việt Nam một bài học”. Không chỉ có thế, mười năm sau lại thấy cuộc tàn sát đẫm máu nôị bộ của Sự kiện Thiên An Môn cũng do Đặng Tiểu Bình chỉ huy, tôi thực sự thất vọng và hiểu rằng những người cầm đầu nhà nước Trung Quốc thời nào cũng vậy, họ chống nhau, phá nhau chỉ vì tranh cướp quyền lực và càng lộ rõ thói cường quyền, tàn bạo kiểu thời trung cổ của họ mà thôi.

Trung quốc hôm nay?.

Sau 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, chẳng tìm hiểu kỹ thì ai cũng biết Trung Quốc đã thay đôỉ rất nhiều và rất đáng kính nể.Tuy vậy, khi tôi trở lại thăm trường cũ, thăm thầy giáo và thăm bạn học cũ, thì tôi hiểu: ngoài bộ mặt hào nhoáng đầy khí thế của một Trung quốc đại nhâỷ vọt mà họ đang ra sức qủang bá, vẫn còn có một Trung Quốc khác rất âm thầm, u uất và đau đớn của tầng lớp trí thức và những người dân lương thiện ở trên khắp nước Trung hoa đã từng bị chà đạp, bị xỉ nhục và chiụ nhiều đắng cay trong nửa thế kỷ qua. Tầng lớp này không ít đâu, con số có thể đến hàng trăm triệu hoặc hơn và đang sống trên khắp miền của đất nước họ. Chính quyền hiện tại đang áp đảo họ, khiến họ phải câm lặng, nhưng chính quyền không thể thu phục được lòng họ và họ sẽ bùng lên bất cứ lúc nào.

Đến Thượng Hải, tôi thấy Thượng Hải thay đôỉ rất nhiều. Nhưng khi tôi về thăm trường cũ, đến thăm thầy cô giáo cũ vẫn đang sống trong “Đồng tế tân thôn” bên cạnh trường và thăm nhà riêng một vài bạn học cũ, tôi thấy một cuộc sống khác hẳn. Họ rất nghèo nàn và thật khắc khổ. Có bạn vưà gặp tôi, liền ôm hai vai tôi và khóc nức nở. Đây không phải vì họ cảm động, vì mừng vui hôị ngộ sau nhiều năm xa cách. Họ khóc vì gặp lại chúng tôi là gặp lại nhân chứng của một thời nhục nhã và đáng xấu hổ. Tôi đọc được tình cảm đó khi tôi xem bộ phim truyện “Nghiệp chướng ” noí về những éo le và mất mát đeo đẳng suốt đời lớp thanh niên trí thức Thượng Hải, trong đó có rất nhiều người từng là bạn tôi.“Nghiệp chướng” là cái giá rất đắt mà những người cầm đầu đất nước này đã gây ra cho bao gia gia đình trí thức để rôì đến lúc họ sẽ phải trả. Một người bạn tôi noí vơí tôi: “Tôi từng là Hồng vệ binh và đang là nạn nhân của Hồng vệ binh suốt đời. Đó là lũ con tôi, cháu tôi hôm nay”

Có trong tay cuốn địa chỉ và số điện thoại của bạn cũ ở khắp nơi, chúng tôi đã giành ra gần 2 tháng đi thăm bạn và để quan sát sự thay đôỉ của nước Trung Hoa. Nhưng khắp Trung Quốc hôm nay, ngoài những người rất câm lặng, rất đau khổ như tôi vừa noí, còn lớp người Trung Quốc thứ ba đang vưà là chỗ dựa vưà là gánh nặng uy hiếp Nhà nước Trung quốc: Bọn này đông lắm. Đó là lũ lưu manh mạnh vì gạo bạo vì tiền. Đáng tiếc, các vị trong chính quyền Nhà nước Trung Hoa đã từng có thoí quen dùng bọn lưu manh này làm “chỗ dựa”để đối phó vơí các lực lượng thù địch, nhưng khi không cần nưã hoặc không sử dụng được nưã thì họ tiêu diệt “chỗ dựa” đó đi.

Tôi nhớ lại ngày chúng tôi chuẩn bị về nước năm 1966, bà Giang Thanh nổi lên oai phong y như Võ Tắc Thiên ngày xưa, cạnh bà có 3 kẻ thân cận là Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Trịnh Xuân Kiều, tạo thành một “Bộ tứ trụ” điều khiển hơn một tỷ dân. Nhưng thời nay còn có rất nhiều người cao thủ hơn bè lũ bốn tên thời đó. Thời nay có các băng đảng lưu manh kết hợp vơí công an và chính quyền hình thành hệ thống Mafia ở khắp mọi nơi. Sự kiện triệt phá Mafia ở thành phố Trùng Khánh vưà qua là một thí dụ. Không thể tin được trong một đô thị hiện đại của một quốc gia hùng mạnh mà bọn lưu manh côn đồ bị truy bắt trong một đợt đã lên đến ngót 2000 tên, trong số đó có cả giám đốc sở tư pháp và nhiều sĩ quan công an.

Cuôí cùng, có thể quan sát “Trung Quốc hùng cường hôm nay” bằng cách quan sát những người Trung Quốc đang xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều vơí vai trò lao động chui. Những người này có thể vì đói khát quá hoặc vì đã là tôị phạm bị giam cầm lâu quá, nay được đưa sang đây để sống cuộc đời phá phách, trộm cắp, lưà đảo và để tìm cách lấy vợ sinh con và sẽ là lực lượng nằm vùng nôị ứng cho các cuộc tấn công của quân chính quy sau này.

Lũ người này có đáng sợ không? Làm cách nào để dẹp chúng? Thiết nghĩ mọi người đều hiểu.

KTS. Trần Thanh Vân.

(dailyvnnews.wordpress.com)