Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Video tàu Trung Quốc đụng tàu Nhật

Video đụng độ tàu Nhật – Trung ‘bỗng dưng’ lên Youtube
Cập nhật lúc :7:21 PM, 05/11/2010


Căng thẳng trong quan hệ Tokyo – Bắc Kinh lại đứng trước nguy cơ bùng nổ khi một đoạn băng được cho là ghi lại cuộc đụng độ giữa tàu tuần tra Nhật và tàu cá Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp bị tung lên mạng.

Đoạn băng được đăng tải trên Youtube, gồm 6 phần với tổng thời lượng 44 phút.

Các hình ảnh trong đoạn phim cho thấy, một con tàu màu xanh được cho là tàu của Trung Quốc có tên gọi Minjinyu 5179 lao vào một tàu tuần tra mang tên Mizuki của Nhật. Sau đó là một loạt khẩu lệnh “Dừng ngay lại” bằng tiếng Nhật.

Ngoài ra, đoạn băng cũng đề tên người gửi là sengoku38, ám chỉ Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku. Trong khi đó, ông Sengoku phủ nhận rằng ông không liên quan đến việc phát tán đoạn băng này.

Sau khi đoạn băng bị tung lên mạng, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản Mariko Inoue cho hay, chính quyền đang kiểm tra độ xác thực của nó.

“Chính phủ Nhật Bản hoàn toàn không có ý định tiết lộ đoạn băng này. Chúng tôi đang điều tra tổng quát và cố gắng tìm ra bối cảnh thực sự của đoạn băng bởi chúng tôi chưa xác nhận đây là một đoạn băng xác thực”, Noriyuki Shikata, người phát ngôn văn phòng Thủ tướng Nhật nhấn mạnh.

Trong khi đó, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku khẳng định, đoạn băng ghi trên YouTube có một số điểm khác biệt với những gì ông được xem trước đó.

Tuy nhiên, ông lo ngại, nếu đoạn băng trên là thật thì sự việc rò rỉ này có thể mang lại hậu quả nghiêm trọng bởi giới chức Nhật đang trong quá trình điều tra vụ đụng độ.

Chính phủ Nhật Bản cũng không muốn công bố toàn bộ đĩa ghi hình do lo ngại ảnh hưởng xấu đến quan hệ với Trung Quốc. Đến nay, đĩa ghi hình vụ va chạm này chỉ được công khai cho Thủ tướng Naoto Kan và khoảng 30 nghị sĩ. Tuy nhiên, các đảng đối lập yêu cầu phải công bố toàn bộ bản ghi chưa biên tập trước công chúng.

Ông Sengoku cũng xác nhận, phía Bắc Kinh vừa yêu cầu Tokyo giải thích về vụ rò rỉ thông tin này. Ông hy vọng hội nghị thượng đỉnh Nhật – Trung sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ việc này và vẫn diễn ra theo đúng kế hoạch.

Trà My (theo AFP)
-------------------------------------------------------------------------------------------------


video từ CNN news

(Theo CNN)

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Lý do Nhật e dè trong vấn đề này có lẽ cũng do nguồn đất hiếm của TQ mà Nhật và các quốc gia tiên tiến khác đang rất cần...

Kim loại đất hiếm

Rare earth oxides from top center clockwise: praseodymium, cerium, lanthanum, neodymium, samarium, and gadolinium
Photo: usda.gov

Rare earth oxides, clockwise from top center: praseodymium, cerium, lanthanum, neodymium, samarium and gadolinium

Rất ít người nghe nói đến các yếu tố tự nhiên được gọi là các kim loại đất hiếm (rare earth metals) trước khi giữa Trung Quốc và Nhật Bản có vụ tranh chấp gần đây. Tuy nhiên, các kim loại đất hiếm này được sử dụng phổ biến trong các thiết bị như điện thoại thông minh, màn hình phẳng, pin của xe đa động cơ (hybrid car - loại xe có từ 2 nguồn động cơ trở lên - xe lai), máy nghe nhạc MP3 và thiết bị quân sự.

Các oxit đất hiếm, theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ ở giữa và trên cùng là: Praseodymi, xeri, lantan, neodymi, samari và gadolini

Quan ngại

Vào tháng 9, Nhật Bản đã bắt giữ một thuyền trưởng của tàu Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp ở Biển Đông Trung Quốc. Trung Quốc phủ nhận thông tin cho rằng họ đã ngừng xuất khẩu các kim loại đất hiếm sang Nhật Bản nhằm tạo sức ép buộc Nhật phải thả người. Tuy nhiên, sự việc trên vẫn nêu ra một quan ngại.

Nhật Bản là nhà nhập khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới. Trong khi Trung Quốc lại là quốc gia sản xuất 79% nguồn hàng này trên toàn thế giới.

Trung Quốc cho biết tổng giá trị đất hiếm bán ra của họ đạt gần 04 tỷ đô la trong năm 2008. Tuy nhiên, giáo sư George Haley chuyên ngành Marketing tại Đại học New Haven ở Connecticut nói rằng Trung Quốc đã luôn luôn giữ giá kim loại đất hiếm ở mức thấp.

George Haley: "Không giống như các khoáng sản khác, giá của các nguyên tố đất hiếm, sau những năm 1980s đã thực sự giảm."

Một số quốc gia có nguồn kim loại đất hiếm đã ngưng khai thác loại khoáng sản này - trong đó có Hoa Kỳ. Lý do là họ có thề mua hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Lý do khác là mối quan ngại về việc hủy hoại môi trường khi tiến hành khai thác.

Có thật sự hiếm?

Các kim loại đất hiếm là gì? Vâng, hầu hết trong số chúng không hề hiếm, đó chỉ là vấn đề tên gọi. Một số chúng còn phổ biến hơn so với các kim loại khác như chì, đồng hay bạc.

Những ai còn nhớ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (periodic table) có thể nhận ra chúng. Đất hiếm gồm các kim loại thuộc nhóm 15 lanthanide từ nguyên tố Yttrium (Ytri) cho đến Scandi (Sc).

Samuel Bader, một nhà vật lý tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne ở gần Chicago, nói rằng đất hiếm thường được tìm thấy cùng nhau.

Samuel Bader: "Tất cả chúng đều có tính chất hóa học tương tự nhau. Khi bạn tìm thấy chúng, rất khó để có thể tách biệt chúng ra."

Tuy nhiên, ông Bader giải thích rằng tính năng kết lại với nhau khiến người ta khó sàng lọc lại làm tăng giá trị của chúng.

Samuel Bader: "Kim loại đất hiếm là sản phẩm thương mại có đặc tính của nam châm mạnh nhất thế giới. Đây là lý do tại sao chúng lại quan trọng."

Nam châm đất hiếm (rare earth magnets) có trọng lượng nhẹ và không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện như nhiệt độ cao. Vì vậy, chúng làm việc tốt ở những nơi như động cơ điện trong các xe lai hay máy phát điện cho các tua bin gió. Các nhà vật lý sử dụng nam châm siêu mạnh để tăng tốc các hạt và kiểm soát bức xạ như X-quang.

Nguồn: VOA - China-Japan Dispute Shines Light on Rare Earth Metals


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét