( HNPĐ ) Sau ngày Kách Mạng mê mẫn Đồng US Đô rồi ôm khư lấy đó như buà hộ mệnh và úm ba la biến “bọn đĩ điếm ma cô bám gót đế quốc Mỹ” hôi hám xấu xa thành “khúc ruột ngàn dặm không thể tách lià” xinh đẹp ngát hương, một số nghệ sĩ “tỵ nạn CS” cũng “sương sương” thương quá Việt …Cộng , trở về ca hát hoặc làm hề.
Mỗi lần tình cờ bị đập vào mắt bản tin các cậu/ cô/ anh/ chị/ ông/ bà/cụ ca hề sĩ ấy “hành sự”như thế, tôi đã không mảy may một thoáng bận tâm. Không bận tâm chẳng phải vì tôi dám xem đó là việc của hàng “xướng ca vô loại”, như thói đời xưa nay hạ mục; tôi không bận tâm, là bởi biết mình đang được hưởng đầy đủ tự do thì cũng phải tôn trọng quyền nhân bản thiêng liêng ấy của kẻ khác.
Nhớ lại
cách đây khoảng hai năm, khi có tin Khánh Ly về Việt Nam hát vào quảng
Tháng 11, tôi đã không phản đối mà còn “hy vọng”, biết đâu được, “Khánh
Ly đứng trên sân khấu giữa thủ đô Hà Nội, miệng hát bụng cười thầm: “Bà
là sản phẩm chính hiệu con nai vàng của “văn hóa đồi trụy” đây này. Bà đang về đây hát cho “Cách mạng” thưởng thức nhạc “Ngụy” mà lâu nay phải nghe lén”. (http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/khanh-ly-noi-vong-tay-lon.html)
Ấy vậy mà hôm nay, đang trong tâm trạng u uẩn Tháng Tư Đen, thấy trên báo mạng loan tin Khánh Ly về “hát cho người mua vui” giữa Tháng Năm còn tanh mùi “bàn tay rướm máu anh em” trong đó có máu người yêu nhất của Khánh Ly, tôi giật mình đau nhói, như bị một cú dáo nhọn đâm thấu tâm can.
Từ sau biến cố Tháng Tư 1975, ai cũng biết Tháng Năm, cho đến nay tuy đã 39 năm và miệng hô hào “hoà
giải hoà hợp, vẫn tiếp tục là mùa lễ hội của phe chiến thắng. Hội thảo,
tiệc tùng, cờ phướn, khẩu hiệu, băng rôn, báo đài, phim ảnh, kịch trò,
ca hát v.v... đều nhắm vào mục đích tung hô “đại thắng mùa xuân”, và
tiếp theo, cũng trong tháng Năm, là “mừng sinh nhật bác Hồ”ngày nay đã
hiện nguyên hình là là tên già dâm tặc hại dân bán nước, nguồn cơn băng
hoại truyền thống dân tộc đạo lý tổ tiên.
Người ta
vui thì người ta ca, người ta mừng; không ai có quyền cấm cản. Kẹt một
nỗi là cùng một ngày đó, bên “hàng triệu người vui lại có hàng triệu
người buồn”, như lời thú nhận của một “người vui” là ông cố Thủ tướng CS
Võ Văn Kiệt, cái vui của “người vui” lại chính là nỗi đau nhục của
“người buồn” trong đó có Khánh Ly.
Để cho
“người vui” càng được vui một cách có lý do chính đáng , “người buồn”
lại càng bị “người vui” tận tình chiếu cố. Những lời đường mật như “hoà
hợp hoà giải, khúc ruột ngàn dặm, máu của máu Việt Nam không thể tách
rời ..” tạm thời miệng khép, để nhường chỗ cho “Tội ác mỹ ngụy” được lôi
ra xào đi xáo lại ,chế biến thêm thắt cho mỗi năm một mới lạ món“đặc
sản” ngày càng vắng khách giữa chốn sơn đông mãi võ. Tội ác Mỹ Ngụy hay
là tội ác Hán Ngụy thì thời gian 39 năm đã soi sáng rõ ràng đen trắng
trước con mắt lương thiện, chứ không phải bằng phán quyết bởi những “phiên toà lưu manh, ô nhục, có một không hai”. Thiết nghĩ khỏi cần phí công giải bày đen trắng nơi đây.
Hôm nay
đọc bản tin và nhìn hình Em trên trang web, tự dưng tôi thấy màn hình
computer nhoà đi bởi những dòng nước quyện với máu. Nước mắt Em đã đổ
xuống bao lần khi Em hát cho “người vừa nằm xuống”; Em hát cho “người tình không chân dung”; Em hát “kỷ vật cho em”; Em hát cho “người chiến sĩ vô danh” ; Em hát cho “Sài Gòn, ta mất người như người đã mất tên” ...và Máu của hàng triệu sinh linh hai miền Nam Bắc đã đổ xuống vì tham vọng của một lũ điên.
“Tham vọng của một lũ điên”! Viết đến đây tôi sực nhớ trong một bài hát nào đó của Trịnh Công Sơn có những lời:
"Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi
thịt da này dành cho thù hận , cho tham vọng của một lũ điên ."
Chắc Em
vẫn còn nhớ “lũ điên” của “anh Sơn” hiền khô, ngày xưa vẫn để cho Em hát
thoải mái. Lũ điên ngày nay, vẫn thù hận ấy và tham vọng còn lớn lao
hơn, nhưng qủi quái gian manh sẽ không cho Em hát những bài hát đã làm
nên đình đám tên người viết lẫn người hát.
Em cũng
thừa biết, “lũ điên” ngày nay điên mà không điên. Chúng rất tỉnh táo
trong việc lựa chọn những bài hát có lợi hoặc không đụng chạm đến“cách
mạng”, ưu tiên sẽ là những sáng tác của sau 1975, nói là nhạc của Trịnh
Công Sơn, nhưng hồn đâu còn là “anh Sơn” của Em ngày nào.
“Em ra đi nơi này vẫn thế”. “ Vẫn thế” là “vẫn thế” nào được khi Kách Mạng vào, Sơn chạy lăng xăng lên radio hát “nối vòng tay lớn” giữa lúc dân Sài Gòn trong đó có Khánh Ly nhốn nháo tìm đường xuống biển.
Nhưng
chẳng được bao lâu, thay vì “ khi hết chiến tranh ..tôi sẽ đi thăm .trẻ
thơ hát đồng dao …”, Sơn phải chạy về Huế trốn “Cách Mạng”, và sau đó
“được” đi trồng mía trồng khoai ở những vùng mìn bẫy chưa được tháo gỡ.
Chỉ cần
nghe/đọc cái tựa những bài hát viết sau 1975 như “Em còn nhớ hay em đã
quên”, “Như một lời chia tay”, Tình khúc Ơ Bai”, những người từng hâm mộ
TCS, đã thấy oải . Điều này chứng tỏ rõ ràng mà không cần “giải phóng
lâm sàng”: “anh Sơn” của Ly đã “bị phỏng ..hai hòn” rất nặng . Thế thì
làm sao lại “em ra đi, nơi này vẫn thế” như Sơn hát được, phải không Em.
Em hát mua
vui cho người hay mua vui cho chính bản thân, tôi không có quyền gì để
phê phán việc Em làm. Tôi chỉ chạnh lòng khi liên tưởng đến con chim bị
nhốt trong lồng nhưng nó tự do cất tiếng hót bất cứ khi nào và hót thứ
gì, trong khi con người đang hưởng hoàn toàn tự do lại xin vào rọ để chỉ
hát được những bài ca nhà cầm quyền mà Em đã kinh hoàng tháo chạy cho
phép.
Em về để
kết thúc sự nghiệp nơi mình bắt đầu. Nếu tôi nhớ không lầm, Em đã bày tỏ
khát vọng của Em đại khái như thế. Em đã bắt đầu sự nghiệp một cách có
thể nói là tốt đẹp nhưng đi tìm kết thúc ở tuổi “cụ hát cho cháu nghe”
(Jo Marcel), với tiếng hát “..nay đã phều phào"(Tuấn Khanh) liệu Em có tự tin quá chăng, rằng khán thính giả Hà Nội không vỡ mộng Trương Chi.
Thêm một
điều nữa là người ta đồn rằng, dân Hà Nội không “bị”dễ tính như dân Sài
Gòn trong việc thẩm âm. Lâu nay họ “mê” tiếng hát Khánh Ly là mê tiếng
hát Khánh Ly qua những băng đĩa nhạc hầu hết thu lại tiếng Em hát thời
“vàng son” và được kỹ thuật âm thanh tối tân đãi lọc và phong phú hoá
thêm hơn. Em không thấy sao cái gương bà ca sĩ đàn chị của Em về tuổi
tác lẫn danh tiếng trước đây về Hà Nội hát đã để lại cho báo chí ở đây
nguồn “nản” hứng viết lên nỗi thất vọng của khán thính giả từng hăm hở
với “thần tượng” ?
Hay là Em thừa biết những điều bất thuận lợi như thế nhưng vẫn quyết ra đi “vớt hoa dưới đất, bẻ hoa cuối mùa”(Nguyễn Du)?....
Em hỡi,
đây tôi là một trong những người chiến sĩ bại trận đang mang trên mình
thương tích thể xác lẫn tâm hồn. Tôi đọc tin Em“... về biểu diễn ở Hà
nội Tháng Năm” để ca hát cho “triệu người vui” bên nỗi nhục nhằn tủi hận
của bao đồng đội và triệu đồng bào tôi là “hàng triệu người buồn”, mà
tê tái buốt nhức tâm can. Như một lần nữa máu tôi lại đổ, nhưng lần này
không phải do đạn địch, mà vì:
Tháng Năm, Em về hát cho giặc mua vui giữa mùa Quốc hận,
Tháng Năm,
từ đất nước người cho Em “tỵ nạn CS” dung thân, Em trở về hát cho giặc
mua vui giữa mùa Quộc Hận, mùa cách đây 39 năm, người tình yêu dấu nhất
của Em, Trung tá Đỗ Hữu Tùng, Lữ Đoàn Phó 258 TQLC /VNCH hy sinh vì đạn
pháo kích tại bờ biển Đà Nẵng; còn Em thì tìm đường đào thoát để ngậm
ngùi hát mãi về Sài Gòn đã mất tên, Người di tản buồn .
Em về hát
như ngọn dáo đâm vào hàng triệu người Việt Nam lâu nay thương mến Em. Và
không chừng, Em đang tự đâm vào chính mình Em.
Nguyễn Bá Chổi
HNPĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét