Công dân của các quốc gia sản xuất dầu lửa phải được hưởng lợi nhiều hơn từ nguồn tài nguyên quốc gia của đất nước, nhà đầu tư tỷ phú George Soros nói với BBC.
Cuộc nổi dậy ở Libya một phần là do kết quả của "sự phản ứng đối với nạn tham nhũng" từ tình trạng sử dụng sai trái các khoản thu được từ tiền bán dầu, ông nói thêm.
Các nhà sản xuất khác như Nga và Ả Rập Saudi cần phải "minh bạch và có trách nhiệm" hơn nữa, ông nói.
Ông Soros cũng dự đoán chế độ của Iran sẽ bị lật đổ "một cách đẫm máu nhất trong các cuộc cách mạng".
'Nổi loạn'
Libya sản xuất 1.600.000 thùng dầu mỗi ngày và là nước sản xuất lớn đứng hàng thứ 17 trên thế giới.
Đại tá Gaddafi nắm giữ quyền lực lâu nay là nhờ vào hàng tỷ đô la tiền bán dầu của nước này.
Nói về làn sóng các chính phủ đang bị thách thức tại vùng Bắc Phi và Trung Đông, ông Soros nói: "Điều đã gây ra những cuộc cách mạng chính là sự phản kháng nạn tham nhũng, vốn phát sinh từ việc sử dụng sai trái các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như ở Libya."
Tính minh bạch và, quan trọng hơn nữa, tính trách nhiệm trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là những gì người dân sống ở các nước đó cần có, để họ được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia
Tỷ phú George Soros
"Tính minh bạch và, quan trọng hơn nữa, tính trách nhiệm trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên là những gì người dân sống ở các nước đó cần có, để họ được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia."
"Libya sản xuất ra lượng tài sản khổng lồ mà ông Gaddafi đã lấy làm của riêng và nay nhân dân nổi dậy chống lại tình trạng đó."
'Cải thiện to lớn'
Khi được hỏi liệu có phải là cần minh bạch hơn về các khoản thu nhập từ dầu lửa hay không, ông Soros nói: "Đúng vậy."
Ông nói Hoa Kỳ và châu Âu cần phải hỗ trợ tích cực hơn nữa những cuộc cách mạng tại Libya và các nơi khác để các chế độ mới sẽ hợp tác với phương Tây.
"Những gì đang xảy ra ngày nay tại Trung Đông rất giống với những gì đã xảy ra ở Liên Xô cũ hồi 1989-91. Nhưng khi đó, chế độ bị phá hủy bởi cuộc cách mạng chính là chế độ đã có thái độ thù nghịch với phương Tây", ông nói.
"Nay, các chế độ đang bị phản đối là các chế độ được phương Tây hỗ trợ, do đó, phương Tây cần phải tái lập được lòng trung thành của người dân ở những nước đó, với việc thực sự ủng hộ cho việc chuyển đổi sang dân chủ."
"Điều quan trọng là châu Âu và Mỹ phải đứng ở phía trước của cuộc cách mạng chứ không phải đằng sau. Bởi nếu đứng đằng sau, họ sẽ đánh mất sự trung thành của các chế độ mới đang xuất hiện; nếu được hỗ trợ thích hợp, các chế độ này sẽ là các chế độ dân chủ và đó sẽ là một bước cải thiện to lớn."
Dầu thô xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế Việt Nam và do nhà nước nắm giữ thông qua PetroVietnam.
Tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 đạt 8 triệu tấn với doanh thu gần 5 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước năm 2010, theo trang web Bộ Công Thương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét