Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Nhà Thờ Xương Người

-



Bích Xuân

Chiếc xe chở sáu mươi hành khách du lịch, khởi hành tại Paris lúc 07 giờ 30 vào sáng sớm mùa đông, lạnh buốt trong thời tiết xấu. Xe ra khỏi thành phố, băng qua những quốc lộ dưới cơn mưa như trút nước, chiếc xe ngắm hướng Tiệp Khắc đi tới, trước khi đến Tiệp chúng tôi sẽ ghé tại thành phố Nuremberg Đức quốc ngủ lại một đêm.
Trên xe bus, đủ tiện nghi, có toilette, có sẵn cà phê nóng, bánh ngọt, có đàn guitar thùng, có văn nghệ, có cơm ăn tại chỗ để kịp thời gian thăm viếng các thắng cảnh ở Đức và Tiệp Khắc. Trên chuyến xe, có vài người ngoại quốc da đen, còn lại là dân Việt. Hội Liên Đới Xã Hội của ông Raen mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch xa, nên đa số khách trong chuyến đi này đã quen biết nhau. Lần đầu tiên tôi đi tour của ông Rân, vui hơn những tour khác, trên xe toàn là khách Việt nên dễ có cơ hội chuyện trò, dễ gần gũi, dễ cho nhau ánh mắt, nụ cười, coi nhau như hàng xóm, như gia đình trong một chuyến đi chơi xa. Ông Rân tận tâm, chu đáo, tính tình dễ chịu nên được khách qúi mến.

Xe lăn bánh là trên xe khách cũng bắt đầu văn nghệ. Trên lộ trình xa tít tắp nếu như các hãng du lịch khác, không có đàn ca thì khách chỉ biết ngủ cho qua thời gian. Chuyến đi xa này thật vui nên chẳng có ai ngủ gật trên xe, vì mọi người trên xe đều hát, kể cả người không biết hát cũng hát, có chị hát nhạc Pháp như mấy bà lên đồng.
(Văn nghệ trên xe Anh Long gảy đàn, anh Huy hát)
Hết ca nhạc đến kể chuyện tếu lâm, khách nói cười ồn ào nhưng có chừng mực. Có người in ra những chuyện vui đem theo để kể cho bà con nghe. Hết cười, rồi hát những bài ca cả biên « Cô mười cô chín hai cô anh muốn cô nào. Muốn dẫn cổ đi đừng cho má cổ hay... » Bà con cười ha ha...Cười bằng mười thang thuốc bổ, nên mười một tiếng trên xa lộ qua mau, xe đến khách sạn Nuremberg Đức lúc nào không hay.

Xe chúng tôi sắp vào Tiệp Khắc. Quốc gia có 1, 260, 000 dân số nằm ngay giữa trung tâm Âu châu nên trở thành tụ điểm du lịch nổi tiếng Âu châu. Tiệp giáp với nước Áo, 300 km, cách Berlin của Đức 350 km, giáp với Ba Lan về phía bắc…Nghe thống kê, Trong năm 2009, có hơn 4 triệu du khách đến Tiệp Khắc .
(Du khách Việt sắp hàng vào xem nhà thờ xương người)
Trước khi vào thành phố Tiệp Khắc, chúng tôi ghé vào ngôi làng Sedlec. Làng Sedlec nổi tiếng độc đáo bởi nhà thờ « xương người » Trước khi vào nhà thờ, chúng tôi phải đi ngang qua một nghĩa địa dưới bầu trời xám xịt, du khách bước đi mà nghe đâu đây « Trong rừng xa vắng âm u như ánh sương mờ. Tiếng gió rít lên ngàn cây xác xơ. Đây là nấm mồ rừng còn mang nắng mãi trong hoàng hôn… »

Qua khỏi nghĩa địa, khách bước qua cánh cửa nhà thờ là thấy ngay dàn chào bằng những đầu lâu ngậm xương người treo dán trên tường. Trên tường bên phải, thấy có ghi năm 1870, và chữ ký của nghệ nhân Frantisek Rint bằng những khúc xương người. Frantisek Rint là điêu khắc gia nổi tiếng, đã đưa những bộ xương và sọ người để tạo thành các tác phẩm nghệ thuật.
Bước xuống dưới đại sảnh, có chiếc đèn chùm treo rất lớn với đủ loại xương trên cơ thể. Xung quanh bộ đèn, bốn cái tháp đầu lâu là xương đùi, xương cẳng…Những chiếc chân nến, đường viền mái, đường cong vòm nhà đều được trang trí bằng những bộ xương khác nhau.
Có khoảng 40 000 tạo cho du khách cảm giác như ngộp thở với những hình ảnh những con quạ đang rỉa xác chết, hay những con rắn chui ra từ hốc mắt, đầu lâu. Chung quanh tường, có những lổ sâu hun hút tận bên trong là những kim tự tháp chứa đầy đầu lâu
(Kim tự tháp sọ ngườì)
Nhà thờ này, trước kia là hầm chứa xương, sọ rồi thiết kế lại như một nhà thờ. Khu nghĩa trang này có từ đầu thế kỷ 13. Đến thế kỷ15, bệnh dịch hạch hoành hành có đến ba chục ngàn người thiệt mạng, số người an táng tại nghĩa trang Sedlec không còn chỗ, nên phải khai quật những ngôi mộ lấy hài cốt, lưu trữ vào hầm chứa, dành chỗ cho người mới qua đời. Năm này tiếp đến năm kia, nghĩa trang tiếp tục công việc, dời hài cốt, nhưng rồi hầm chứa cũng vẫn bị đầy.

Đến năm 1870, gia đình nhà qúi tộc Áo là Schwarzenberg Orlik đã mua lại nghĩa trang này với một ý nghĩ táo bạo lạ kỳ là muớn nhà điêu khắc gỗ Frantisek Rint, trang trí khắp nhà thờ bằn đầu lâu, xương người. Rint đã hoàn thành tác phẩm nghẹ thuật độc nhất vô vị nàycho những đời sau chiêm ngưỡng.
(Gian hàng bán sọ người kỷ niêm)
Chúng tôi rời khỏi làng Sedlec và tiếp tục cuộc hành trình. Trên xe, khách được chia ra hai nhóm, nhóm thích vào chợ Sapa Việt Nam, và nhóm thăm thành phố Tiệp Khắc. Ai vào chợ, bảy giờ chiều xe sẽ đến đón. Chợ ở Tiệp của người Việt, buôn bán cũng giống như chợ ở Việt Nam, món gì cũng có, nhất là các món ăn. Người Việt buôn bán ở chợ Sapa này đa số từ Việt Nam mới sang còn lam lũ và chưa thích nghi mấy với nhịp sống bên ngoài Việt Nam.
Số khách còn lại trên xe (trong đó có tôi) trên đường chuẩn bị vào thành phố Tiệp Khắc. Tiệp Khắc không có trong Cộng đồng Âu châu nên chúng tôi phải đổi ra tiền Tiệp để xài 25 couronne =1 euro. Lương trung bình 450 euro. Tiền trợ cấp 150 euro. Nhà mướn, tính 150 euro một người, ba người thì 450 euro. Đặc sản của Tiệp là món bánh mì hấp, chấm với nước sốt.
Có những nhà hàng ở khu du lịch, bánh mì ăn theo bữa cũng tính tiền thêm, xin ly nược lạnh cũng phải trả…tiền. Vào nhà hàng năm sao, bữa ăn không rẻ, gía 1000 Kz bằng 40 euro. Dầu vậy so ra vật giá ở Tiệp vẫn rẻ hơn ở Pháp. Dân Tiệp uống bia rất nhiều. Đặc biệt ở Tiệp, về các loại đồ dùng bằng thủy tinh tráng men Porcelaine, Cristal rất đẹp.
Nnằm sát bên dòng sông Vltava, khu Hradcany, có những toà lâu đài vua chúa ngày xưa trên một ngọn đồi có từ năm 870. Trước khi vào bên trong thành, cách nhau một tiếng, có lích diễn binh, mặc y phục cổ truyền nhiều loại khác nhau. Du khách có thể đến bên lính kiểng để chụp hình kỷ niệm. Họ đứng như những pho tượng, không nói cười, lặng thinh...
(Thành phố cổ Tiệp Khắc)
Thành phố lâu đài nằm trên ngọn đồi, con dốc thả xuốn cây cầu dài 520m, bắc ngang dòng sông Vltava. Cầu Charles này do vua Charles IV xây dựng (1357-1380) Cầu Charles lâu đời nhất có đến 630 tuổi,là cây cầu của nghệ thuật, đông khách viếng thăm nhất. Hai bên thành cầu, nhiều hình điêu khắc bằng tượng dấu vết bóng láng, do khách sờ vào.Có nhiều họa sĩ ngồi vẽ tranh, nghệ sĩ đang biểu diễn, người bán hàng thủ công mỹ nghệ quanh khu vực này tạo nên một không khí khá rộn rịp, màu sắc và thư giản.

Khách băng qua bên kia chiếc cầu là thành phố cổ của thế kỷ 12, đây cũng là nơi tụ tập nhiều khách du lịch. Phố cổ, có đủ các loại nhà thờ kiểu romanes, lâu đài thời phục hưng, bâtiment tân thời đủ loại xen lẫn. Ngay trung tâm thành phố là nhà thờ của thế kỷ 14, và Tòa thị sảnh ở phía trước, có đồng hồ con gà rất lớn ở trên cao, cách một giờ là « con gà» cất tiếng "gáy" vang cả một góc phố. Tiệp Khắc, thành phố của lãng mạn, của văn hoá, của thiên nhiên đã thuộc về di sản của thế giới UNESCO kể từ năm 1992.

Một hành trình viễn du ngắn ngủi với nhiều cảm xúc, tuy vất vả, dậy sớm, ngủ trể và lội bộ mấy tiếng đồng hồ dưới trời đông, tuyết phủ, nhưng lòng cũng cảm khái trước thiên nhiên, văn hoá sau một vòng du lịch Tiệp Khắc.
Sau những ngày đi xa, mái nhà là hạnh phúc để lòng yên tỉnh. Sau buổi cơm tối, đọc vài trang báo đã nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ. Sáng mai thức dậy, sau khi uống tách trà xanh, tinh thần tươi sáng, phấn khởi. Mở máy gõ cốc cốc, buông lung theo cảm xúc...
Bích Xuân

( Bích Xuân bên kim tự tháp sọ người)

Paris janvier 2010

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét