Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 1 (Huỳnh Tâm)


Phóng Sự, Ký Sự, Luận Văn Chiến Tranh Việt Nam - Trung Quốc 1979-2010.

Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 1

 Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông đầu tháng 10 năm 1965. Nguồn: Tân Hoa Xã.

“…tại thời điểm của tôi bị đông viên vào Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là điều không cần thiết, bởi lúc đó họ huy động toàn lực lượng trẻ học đường, chúng tôi mặc quân phục, đội mũ không biết làm cách nào cho tiện, người ta gọi quân "con tin". Mục đích của Mao đốt hết tuổi thanh xuân, ...”
Chúng ta cùng nhau khám phá một tài liệu hiếm có về việc "Trăm năm trồng người" của Mao Trạch Đông chỉ thị cho Hồ Chí Minh thực hiện tại Việt Nam. Nhờ bộ máy tuyên truyền của Hoa Nam khuếch đại, Hồ Chí Minh hăng hái thôi thúc, đẩy mạnh việc giáo dục thiếu nhi lên hàng đầu, xem đó là một chân lý hoàn hảo, một chiến lược dài hơi trong việc Hán hóa Việt Nam, và từ đó âm thầm đưa đất nước Việt Nam mỗi lúc một xa dần đặc tính dân tộc của mình. Ngày nay Việt Nam đã đi vào hệ lụy phá sản dân trí khôn lường. Hồ Chí Minh thừa biết sự kiện này vì chính đương sự đã cố ý đong đưa ý tưởng đẩy dân tộc Việt vào tử huyệt vô vọng.


Khẩu hiệu “Vì lợi ích mười năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người” xuất hiện theo hướng dẫn của Cộng Sản họ Mao. Cùng lúc lấy thời gian che khuất dân trí Việt Nam, bằng cách đẩy mạnh chiến tranh. Một lần nữa họ Hồ hối hả mở cửa Ải Chi Lăng, và các cửa biên giới khác, mời đảng Cộng sản Trung Quốc tràn vào lãnh thổ bằng đường bộ, đường biển v.v… hầu động thủ hỗ trợ cho Hồ Chí Minh thực hiện tốt mệnh lệnh "Tiêu diệt kẻ không đồng chủng" (杀死人不一样的应变– Sát tử nhân phi nhất dạng đích ứng biến) do nhà kiến trúc Mao Trạch Đông phát động, từ Trung Quốc sang đến Việt Nam.
Vào đầu tháng 10 năm 1965, Hồ Chí Minh đứng đầu Đảng Cộng Sản, dẫn dắt chính phủ Việt Nam đến Bắc Kinh, tiếp nhận chỉ thị và đề nghị Trung Quốc viện trợ khẩn. Liên Xô theo dõi giải mã tập tin: "Thực sự Trung Quốc và Việt Nam hai kẻ thù vô lý cớ - 美苏档案解密:中越两国反目成仇的真正原因" (mĩ tô đương án giải mật: Trung Việt lưỡng quốc phân mục thành cừu địch chân chánh nguyên nhân), chính Liên Xô cũng để mắt tìm hiểu nguyên nhân nào Trung Quốc tổ chức viện trợ toàn lực cho Việt Nam, gồm một lực lượng lớn quân đội tham chiến, phương tiện chiến tranh, đạn dược, tên lửa, phòng không, pháo binh, kỹ thuật, máy rà phá bom mìn, và cả hậu cần quân dụng, tất cả đi qua đường sắt Ải Chi Lăng, theo ký kết chương trình viện trợ "3 năm" và kết thúc vào tháng 3 năm 1968. Trung Quốc cho biết tổng cộng 32 triệu binh sĩ tham chiến ! Thời ấy miền Bắc Viện Nam với dân số 25 triệu. Chi phí chiến tranh trị giá 42 tỷ USD, một con số vay nợ khổng lồ, cao vòi vọi hơn trăm lần viện trợ từ 1940-1965, kể cả Điện Biên Phủ. [1]
Trung Quốc có mặt trên đất nước Việt Nam muốn tránh tiếng với quốc tế, thu mình tham chiến sau lưng quân đội Việt Nam, nhưng thực sự bên trong quân đội Trung Quốc tung hoành tại chiến trường Việt Nam, một chủ lực chưa từng thấy trong lịch sử viện trợ của thế giới. Quân đội Trung Quốc bảo vệ vùng trời và biển Bắc, xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh và đường giao thông vận tải từ Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc đến miền Bắc Việt Nam. Quân đội Trung Quốc lấy máu cứu mạng sống Cộng Sản của Hồ Chí Minh và giữ tiếng cho họ Mao. Quân đội Trung Quốc tử vong lên đến 123 nghìn người, bị thương 180 nghìn người. Việt Nam phải trả mọi chi phí bồi thường theo quân hàm cho mỗi chiến binh Trung Quốc, tử vong từ 20-400 ngàn USD, chiến binh bị thương tàn phế bồi thường từ 30-500 ngàn USD, tình hình chiến trang leo thang con số tỷ USD cũng theo chiều gió tăng bổ nhanh chóng. Mọi thanh toán theo qui định ký kết giữa Hồ và Mao tại Bắc Kinh, vào ngày 12 tháng 10 năm 1965. [2]
Trung Quốc trúng thầu bao cấp nguồn viện trợ, từ trái sáng đến đạn cốt, tên lửa và bao cả chủ lực tác chiến cho chiến trường Việt Nam, với sự viện trợ của các nước trong khối Cộng Sản Quốc Tế. Nhờ có Trung Quốc, đảng Công Sản Việt Nam gỡ được những khó khăn đưa quân miền Bắc xâm nhập vào miền Nam Việt Nam. Hồ Chí Minh chấp nhận bỏ ngỏ hậu phương miền Bắc, huy động quân đội Trung Quốc làm lực lượng bảo vệ xã hội Chủ Nghĩa của Hồ, chỉ vì muốn cướp chính quyền miền Nam Việt Nam giả hiệu dùng chiêu bài "đánh xâm lược Mỹ". Ngôn ngữ của đảng Cộng Sản lắm phương mị dân với bộ máy tuyên truyền dối trá, và sử dụng kỹ thuật bạo lực để che át và ngăn trở suy nghĩ của người dân.
Tuy nhiên ở thời điểm này Hồ Chí Minh cũng có những nguy khốn riêng về nhân lực và gặp nhiều trở ngại, ít có hy vọng sớm chiến thắng. Do đó Hồ vay nợ chiến tranh cao ngất trời, phải nhượng những phấn đất cho Trung Quốc với tổng số trên 14 làng xã từ Tây Bắc qua Đông Bắc. Trung Quốc rất hài lòng với phương cách trả nợ của người vay nợ, đổ quân ào ạt vào Việt Nam, theo công bố tháng 11 năm 1968 của nhà nước Trung Quốc.
Trung Quốc lại có tham vọng cao xa hơn nữa là làm ông chủ nhà tại Việt Nam, lấy dân tộc Việt Nam làm nhân cho cái bánh Cộng Sản để rồi bọc bên ngoài một vỏ sáp ngăn chặn Mỹ đánh bom miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc lên tiếng trước sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Tháng 7 năm 1970, Trung Quốc hứa với Hoa Kỳ sẽ lui binh hồi quốc. [3]

Trung Quốc ồ ạt xua quân đổ bộ vào sông Hà Khẩu Lào Cai Việt Nam, đêm 21 tháng 10 năm 1965. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Đêm 21 tháng 10 năm 1965, trời vừa rạng sáng, màn sương còn đen phủ xuống biên giới, bên bờ sông Hà Khẩu, Lào Cai Việt Nam-Trung Quốc nổi lên những tiếng xe chạy, tiếng chân người rảo bước, tiếng xích sắt của xe thiết giáp, ầm ì đi qua thôn làng Việt Nam, vang động khắp nơi làm rung chuyển dậy đất, tiếng ồn ào của đoàn quận Trung Quốc tiến vào Việt Nam, như nước lũ phá vỡ đê điều, không có một biên phòng nào lên tiếng bảo vệ đất nước.
Người dân biên giới càng ngỡ ngàng hơn, trong buổi sáng sương còn tỏa mờ mờ, trước sân nhà đã có hàng trăm nghìn tấm gỗ lót đường rày, hàng chục nghìn đường rày thép lạnh lùng, chịu đựng bức xạ khí hậu của mặt trời phía Nam. Đoàn quân Trung Quốc đang nối thêm đường rày để tiến sâu vào lãnh thổ của Việt Nam. Thấy toàn cảnh quân đội Trung Quốc hoạt động không khác nào một bức tranh rừng người khổng lồ, từ xa với đường nét trải dài quanh co, đang làm cho đôi mắt người Việt choáng váng, gây nên cảm giác thất vọng về Hồ Chí Minh giữ trong lòng không thốt nên lời. Con tàu vận chuyển vũ khí, quân dụng, binh lính nối đuôi nhau trên tuyến đường sắt dài vô tận, một nửa số binh lính di chuyển bằng đường bộ, đường thủy, họ hăng hái có vẻ đang khởi đầu sở hữu đất nước Việt Nam.
Ba mươi bốn (34) quân đoàn Trung Quốc đến từ Hoàng Phố, phần lớn trang bị quân phục áo giáp cỏ xanh, một số quân khác mặc đồng phục màu xanh hải quân, còn lại mặc đồng phục cỏ xanh, không cần phải nói họ là những lực lượng không quân, tất cả đều giả trang quân phục theo Cộng Sản Việt Nam của Hồ Chí Minh. Nói chung quân phục phù hợp với quân đội Việt Nam, khó phát hiện linh Hán hay Việt, bởi trên mũ, áo không đeo huy hiệu (pin). Kỷ luật của trại lính có vẻ lộn xộn, điều này cho thấy đây là một lực lượng tân binh. Thật vậy, tất cả đơn vị khác nhau của quân đội giải phóng Trung Quốc (PLA) được tuyển tại Vũ Hán. Thực chất thanh niên nhập ngũ theo chỉ thị hơn là tình nguyện hay nghĩa vụ. Họ ra chiến trường để lại những người thân yêu, rời bỏ quê hương trong ý tưởng bất phục.

Trung Quốc hối hả thiết lập những đường sắt tại biên giới Lào Cai, Cao Bằng, Mông Cái, đến khi Việt-Trung chiến tranh vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, đồng bào mình chạy giặc qua cầu biên giới còn thấy vết tích xưa của 3 năm (1965-1968) "môi hở răng lạnh". Nguồn: Tân Hoa Xã.

Trung Quốc xua quân đợt hai, vào ngày 16 tháng 3 năm 1968. Hạ trại, đóng quân tại Lào Cai, Cao Bằng, với một số quân 1,2 triệu quân, chuẩn bị lao vào đường mòn Hồ Chí Minh.

Trại binh Trung Quốc tại Lào Cai Việt Nam. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Phong Kinh Nam (峰京南), một cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam năm 1965 tâm sự:
 ‒ Nói chính xác hơn, chúng tôi không còn con đường nào chọn lựa cho hạnh phúc cá nhân, tất cả đều xa lạ đối với chúng tôi, vì vậy Bắc Kinh tuyển binh lần này có dấu hiệu bí ẩn, để mọi người không trở tay kịp hay kiểm tra những cám dỗ binh nghiệp, ngoài ra còn có, những nhóm tân binh, học sinh Vũ Xương (武昌), Thủy Quả Hồ (水果湖). Cùng trên đoàn tàu quá tải, sườn xe làm bằng thép nặng, sườn che mưa gió làm bằng ván thô, cấu trúc không phù hợp với đường sắt Tây phương, đoàn tàu hỏa kéo nhau di chuyển như con voi ỳ ạch.
Trung Quốc mượn đất và người Việt để ra quân theo kế hoạch làm giá với Hoa Kỳ thay vì Đài Loan, cho nên dưới sự chỉ huy của cán bộ có mật khẩu (Thính khởi lãi ngận cơ quái - 听起来很奇怪) ám chỉ đường dài chiến trường chia từng phần, phân phối cho các cửa khẩu ngăn chận đào thoát. Đôi khi tân binh diễu hành để trương thanh thế trật tự, làm trò khỉ cho phía trước đoàn quân học tập làm theo, đúng là bọn thích thú tìm mùi phân ngựa.
Tại thời điểm này quân luật không được trật tự bởi tân binh quá đông, tất cả họ thường náo động do tinh thần bất ổn, họ đứng ngồi không yên. Trong tuần lễ đầu sau khi chuyển binh lính vào lãnh thổ Việt Nam, bộ chỉ huy khởi đầu huyến luyện binh mã, lập một vành đai trong vùng hoang dã, ngay cả những người tân binh cũng không nhận diện được đồng hương gốc Vũ Hán. Vì có hai mật khẩu, bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ hỏi và đáp: "Đến những nơi bạn không biết" và "Chúng ta sẽ tới nơi tốt nhất".

Đường sắt khổ hẹp của Việt Nam và Trung Quốc từ Bằng Tường thành phố Quảng Tây xuyên qua Ải Chi Lăng, và Lạng Sơn đến Hà Nội Việt Nam. Ảnh: Phóng viên Southern Weekend Zhang Tao.

Về đêm, chúng tôi rất sợ cái đèn lồng mờ trên trần trại nó biết trêu ngươi, làm tâm trí lính Trung Quốc yếu lòng chiến đấu, nó lắc lư theo chiều gió, đưa qua khuôn mặt tạo ra ảo ảnh mơ hồ, chập chờn nhập vào ý niệm ma quái đang về thực tại. Bọn họ thường xuyên mất ngủ, thường thì thầm với nhau, trò chuyện như một bản giao hưởng, âm thanh đi đôi với tiếng côn trùng hoang dã, lâu lâu phảng phất mùi phân bò làng Việt từ xa đưa đến.
Hứa Minh (华明) cùng với chiến hữu Phong Kinh Nam (峰京南) nguyên sinh viên Bách Khoa Vũ Hán, kể rằng:
‒ Trước khi đi chiến đấu tại Việt Nam, chúng nó nói: "Bảo vệ con đường cách mạng vô sản của Mao Chủ Tịch cho đến hơi thở cuối cùng" (誓死捍卫毛主席的无产阶级革命路线– Thệ tử hãn vệ Mao chủ tịch đích vô sản giai cấp cách mệnh lộ tuyến), "Thề chết bảo vệ tư tưởng Mao Trạch Đông"(誓死捍卫毛泽东思想), tất cả mọi người đồng nêu cao tinh thần cách mạng, dù tôi đã học năm thứ tư cũng phải lên đường vào đầu mùa Thu năm ấy. Sau này tôi mới biết đảng Cộng Sản là con quái vật "Ngưu quỷ Xà thần" (牛鬼蛇神). Những chánh trị viên thường phun lời chỉ trích và chụp mũ "phản động (反动)" những ai tỏ ra chống đối. Trong trường học, nơi nhà  xí hay tại chuồng phân đều nêu cao cách mạng, các lãnh đạo già miệng thi nhau dối trá cho rằng "tình hình cách mạng trong chiều sâu" (革命形势的深- Cách mạng hình thế đích thâm nhập), "Trung thành hàng ngũ cách mạng" (中国到革命的行列– Trung Quốc đáo cách mệnh đích hành liệt). Tôi không thể chấp nhận được những từ ngữ cách mạng ấy. Một khi người Cộng Sản rao giảng, ta thường thấy dã tâm của họ muốn quản lý con người kể cả đời sống bình thường. Đương nhiên, cán bộ, quan chức của đảng cộng sản đều che khuất đáy tham nhũng, họ sống khác biệt với nhân dân, do đó, có một số nông dân, lao động, và sinh viên đã đi về phía nam Bắc Kinh nổi loạn.
Ngày nay, Trung Quốc có hai phe, một bảo vệ lãnh đạo đảng chính quyền, và đã có dấu hiệu hứa hẹn ngày tàn Cộng Sản. Thứ hai, thành phần lao động, sinh viên phản kháng... Tôi có một người bạn học cùng lớp hiện nay thuộc phe phái giáo viên phản kháng chế độ, họ đã trở thành tổ chức và kết thân thành tình "đồng chí - 战友".
Xã hội mỗi ngày đều có pha trộn lẫn nhau, sự việc nào không tốt sẽ bị sa thải, nếu chế độ gay gắt tự nó biến thành thù hận, ăn miếng trả miếng, họ đang suy nghĩ, âu lo mỗi ngày, hoặc thậm chí một khi họ sợ bản thân bị đe dọa họ cũng có thể sử dụng vũ lực.
Đến cuối năm 1967, Mao Trạch Đông chỉ thị các tỉnh, thành phố và các cơ quan dẫn đầu đánh phá những cơ sở "tư tưởng dân chủ - 民主思想", họ chụp cái mũ gọi là "tư bản chủ nghĩa - 走资派", nói chung cho đến nay các cấp lãnh đạo Cộng Sản "ủy ban cách mạng - 革命委员会" chưa tìm được lý cớ của thành phần đối kháng, dù đã thành hình nhiều năm qua với cái tên "tình hình cách mạng - 革命形势" tạm thời được ổn định trong thời điểm này, họ sẽ "tiếp tục chiến đấu - 继续战斗" và đã tìm thấy mục tiêu, đảng Cộng Sản lên án "tư bản chủ nghĩa", cộng sản càng quan tâm "sơ yếu lý lịch cách mạng - 复课闹革命" bởi họ không yên tĩnh trái tim, do đó chúng ta xem "sơ yếu lý lịch cách mạng" đã lỗi thời. Cũng ở thời điểm này đảng Cộng Sản đẩy "thiếu niên cách mạng - 革命小将" vào "chiến đấu cách mạng - 革命斗志" để thu hoạch một số tình cảm mới! Đảng cộng sản đã bí lối, suy nghĩ nông cạn cho rằng Mao Trạch Đông là tư tưởng thần thánh của Trung Quốc. Mỗi ngày đảng Cộng Sản còn bám trụ quốc gia, xã hội vẫn hỗn loạn và ngột ngạt. Thậm chí những sinh viên trước đây hăng hái thi đua đấu tố cha mẹ, khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, họ mường tượng những nhà máy, chính quyền thuộc về họ, thì ra họ quá ảo tưởng cho nên hôm nay thất vọng, rất nhiều thanh niên gieo mình xuống vực thẩm quyên sinh, cuối cùng chính họ cũng không được làm thành viên giai cấp công nhân, cái vinh quang ấy đã bị Mao Trạch Đông lừa gạt và lợi dụng. Nhưng tôi không nghĩ như họ, ở đại học, trung học, học sinh phải là chất xám của tương lai cần phải phát triễn giáo dục, còn vị trí của công nhân lúc nào cũng thừa, về nhiệm vụ sản xuất nếu nhà máy bỏ hoang không có điều gì nghiêm trọng.
Hơn nữa, tại thời điểm của tôi bị đông viên vào Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là điều không cần thiết, bởi lúc đó họ huy động toàn lực lượng trẻ học đường, chúng tôi mặc quân phục, đội mũ không biết làm cách nào cho tiện, người ta gọi quân "con tin". Mục đích của Mao đốt hết tuổi thanh xuân, "ăn chửa no lo chửa đến".
Kế hoạch Trung Quốc tiến vào Việt Nam bằng lộ trình thứ nhất Ải Chi Lăng, và Lạng Sơn. Nguồn: Hoa Nam

Kết quả nghĩa vụ quân sự, trong lớp chúng tôi tổng cộng có 60 người nhập ngũ, điều này hoàn toàn trái với mong đợi của tôi. Thực chất nghĩa vụ quân sự một rào cản tương lai. Khi tôi nhìn lại, có lẽ đảng Cộng Sản Trung Quốc bị bệnh tâm thần, hoạt động theo chỉ bảo của tên bạo chúa, dù sao, vào thời gian đó và ngay cả bây giờ, tôi rất trân trọng những ai có tư tưởng "Dân Chủ Đa Nguyên" nó sẽ là động lực phía trước, thay đổi quốc gia đến gần với thế giới tự do.
Nhiều lúc, suy nghĩ của tôi quay trở về thực tế, bắt đều viết vào trang nhật ký trước khi đi ngủ, nói về một ngày thông qua gánh nặng trên vai, giòng mực xanh thay cho giòng nước mắt, những trang giấy biết rung động cho hương thơm dễ chịu, và thậm chí cảm thấy mùi của mực trộn lẫn trong số những bạn gái, đặc biệt nhớ mùi lúa gieo hương thơm, hoa trắng ngào ngạt, tôi chia tay với cha mẹ, hẹn ngày về bình an, thế nhưng bây giờ tôi là một phế binh trần trụi.
Trong những ngày hành trình đi đến Việt Nam, tàu hoả đưa chúng tôi vào miền đất xa lạ. Buổi trưa hôm ấy, tàu hỏa dừng lại tại một trạm không tên, cách sân ga 500 mét, chúng tôi không thể biết nó là ga nào, chứng tỏ có bí ẩn bên trong quân sự. Các cán bộ quân đội nói với chúng tôi:
‒ Đã đến trạm Hành Dương (衡阳), dừng lại một thời gian ngắn, quý đồng chí cần phải đi đầu tiên sự kiện (tiểu tiện), hãy nhớ đi đừng xa để nghe tiếng còi báo hiệu bữa ăn chiều". Sau đó tàu hỏa đưa chúng tôi vào nhà ga, tạm nghỉ quân để ăn cơm. Ấn tượng đầu tiên đó là một nhà máy, hay trường học bỏ hoang, khi vào phòng căng tin có diện tích lớn, thế nhưng trống rỗng, phải nói toàn bộ phòng ăn trống rỗng, ngoại trừ hai hàng trụ cột bê tông, không có bàn ghế, không có cửa sổ, khi chúng tôi chuẩn bị ăn, các nhân viên sắp xếp một bữa ăn tồi tệ, cứ ba hoặc bốn mét vuông là một nhóm, trên sàn nhà chỉ có một thùng lớn chứa cơm hấp, hơi có múi hôi, mọi người đều bất chấp tranh nhau ăn dù cơm đang nóng, bởi một ngày đói khát rã rượi. Sau nhiều năm trong quân đội, chúng tôi vẫn luôn luôn ở vị trí ngồi xổm trên mặt đất để ăn cơm, đã thành thói quen, đến nay ngồi trên bàn ăn cơm thực sự không dễ dàng.
Sau khi ăn tối trở lại nhà ga, tiếp tục nốt hành trình, tôi nhìn thấy một con đường phía Nam tàu hỏa, có một đội quân xa, đoàn xe của những người lính mặc đồng phục màu xanh lá cây thay vì cỏ, và những đồng phục màu xám ánh sáng đồng bằng, không đeo phù hiệu trên ve nắp áo. Ở đây đồng phục rõ ràng in "Quân đội nhân dân Việt Nam-越南人民军", quả nhiên chúng tôi không còn ở trên đất Trung Quốc nữa, dĩ nhiên là đường sắt Việt Nam nhưng công binh lại là "Quân đoàn đường sắt Trung Quốc - 中国人民解放军铁道兵!"
Xem ra, cách cư xử của đảng Cộng sản Trung Quốc quá khác thường, họ nói cho chúng tôi biết: Đây là một nhóm các cựu chiến binh chuẩn bị xuất ngũ, và một số người bên trái mặc áo "Viện trợ cho Việt Nam - 援越抗美". Theo suy nghĩ của chúng tôi, họ đã trở lại từ chiến trường Việt Nam.
Chúng tôi đứng không xa họ, nhìn vào lòng xe, cuối cùng tìm hiểu đặt câu hỏi:
‒ Này, quý bạn đang quay trở về quê hương à?
Họ không trả lời, tuy nhiên hỏi lại:
‒ Bạn đến Việt Nam à?
‒ Đó là Việt Nam ư?
‒ Tất nhiên rồi!
‒ Có thể bạn trả lời sai không?
Mặc dù thời tiết không nóng, chỉ cần vài câu đối đáp, không khí tự nó nâng lên sức nóng, mồ hôi tuôn trào ước cả áo khoác để lộ ký tự in "Việt Nam" trên ve áo màu cỏ xanh.
Một đồng đội khác hỏi:
‒ Bạn là những lực lượng nào?
‒ Quân đoàn…
Một cán bộ xía vào:
‒ À, thông minh, bạn là tân binh trong quân đoàn của chúng tôi"
‒ Thật không?
‒ Không thể phiếm luận!
‒ Điều đó cho rằng chúng tôi đang đến Việt Nam?
‒ Thế à !
Trùng hợp ngẫu nhiên chúng tôi có một chút hoài nghi, y nói tiếp :
‒ Này, điều đó còn tin hay không tùy ý.
Ngay sau đó, một số cán bộ quân đội đến từ phía tàu hỏa đối diện, với một cái nhìn trang nghiêm, chính là chiến binh khi nãy, vừa đi qua đứng trước mặt điểm danh chúng tôi:
‒ Chào.
‒ Chào Huấn luyện viên!
‒ Chào cấp chỉ huy, em có mặt!
Cán bộ mỉm cười và gật đầu, nhưng lập tức, ngay lại đổi vẻ mặt cau có, nói nghiêm khắc:
‒ Quý đồng chí cũ, và mới không thể tự do tiết lộ bí mật quân sự ở nơi công cộng này, và những nơi khác!
Có một cựu chiến binh, nói quá nhiều, vừa dớ dẩn lại vừa dai dẳng, chỉ quanh quẩn qui luật chiến trường và nghĩa vụ quân nhân. Lúc này chúng tôi càng hoài nghi nhiều hơn bởi hai tiếng rõ ràng "Việt Nam". Chúng tôi lặng lẽ theo thân phận con tàu hòa, đã bắt đầu khởi hành lao về phía trước nghiệt ngã. [4]
Huỳnh Tâm
(Còn tiếp kỳ 2)
Tham khảo:
[1] "越南共产党以价$22十亿 - Đảng Cộng Sản Việt Nam tính theo trị giá 22 tỷ USD".
[2] Mã số hồ sơ lưu trữ: BK1965-12ZIM-PLA (Bộ Quốc Phòng Trung Quốc).
[3] Trích từ nguồn: "编年史,中华人民共和国参战越南 - Niên sử, Cộng hòa nhân dân Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam".

[4]- Trích từ "的中国史馆纪事援助越南人民共和国 - Historica China Cộng hòa Nhân dân Giải phóng Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam".


 Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 2 (Huỳnh Tâm)

".....Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴丽), có những phân tích giải mã và diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến."
Bút tích của Nguyễn Tất Thành
Ông William J.Duiker cho rằng lá đơn của Nguyễn Tất Thành gửi Tổng thống nước Cộng hoà Pháp là để xin vào học Trường Thuộc Địa, (demande École coloniale de Nguyen Tat Thanh. 1911).
"....đây là một lá đơn do Nguyễn Tất Thành viết. Tuy nhiên, trong “Hồ Chí Minh toàn tập”, không thấy có lá thư này."


Bút tích của Nguyễn Tất Thành xin học Trường Thuộc Địa Pháp (1911). Nguồn: Trường thuộc địa Pháp.
Thêm một sự kiện đáng để cho người dân Việt Nam chú ý hơn về bút tích của Nguyễn Tất Thành vào thời kỳ thanh niên suy nghĩ và làm đúng người thực, việc thực. Có thể nói đây là con người Nguyễn Tất Thành với tất cả ước vọng tương lai trong sáng của đương sự. Chúng tôi xin chuyễn ngữ sang tiếng Việt toàn văn thư:
"Marseilles
"Ngày 15 tháng Chín năm 1911
Thưa Ngài Tổng Thống!
Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của ông ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú Trường Thuộc Địa. Hiện nay, để nuôi thân, tôi đang làm công trong công ty Chargeurs Réunis để sinh sống (trên tàu Amiral Latouche-Tréville). Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học vấn. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được ích lợi của nền học vấn… Quê tôi ở tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Với hy vọng rằng Ngài sẽ phúc đáp theo hướng thuận lợi đề nghị của tôi, tôi xin Ngài Tổng Thống nhận sự biết ơn sâu sắc của tôi". [1]
Nguyễn Tất Thành
Sinh tại Vinh, 1892
Con trai của Ông Nguyễn Sinh Huy (tiến sĩ văn chương)
Học sinh tiếng Pháp và chữ nho"

Rõ ràng ước vọng của Nguyễn Tất Thành là muốn vào học tại Trường Thuộc Địa ngõ hầu sau này có dịp phục vụ cho nước Pháp; sẵn sàng tiến thân vào chốn quan trường thuộc địa Pháp. Nguyễn Tất Thành đầy hy vọng mong sớm đạt được sự nghiệp công chức, ước mơ nào cũng đầy chói lọi ở tuổi thanh xuân. Việc Nguyễn Tất Thành đã học tại Trường Quốc học ở Huế cho thấy khát vọng của Thành đã lấy quyết định đi theo hoạn lộ thân Pháp. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, bởi Nguyễn Tất Thành đã xác định vị trí của mình khi đặt những bước chân đầu tiên đến Pháp Quốc.
Theo lời kể trên đây của bản thân Nguyễn Tất Thành, đương sự vẫn thiết tha được học hành để nâng cao hiểu biết. Hơn nữa, trong nội dung lá đơn gửi cho tổng thống Pháp, Nguyễn Tất Thành ghi rõ mục tiêu là giúp ích cho nước Pháp. Nhưng nói cho cùng, Nguyễn Tất Thành chẳng qua cũng chỉ là một kẻ vong bản trong số những thành phần vong bản đương thời, sống vì tư ích (1911) nhiều hơn là vì đất nước Việt Nam. [2]

Lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành đủ xác định bút tích của một kẻ đã một thời lưu lạc tại Pháp. Chúng ta không cần phải bàn luận nhiều. Tuy nhiên đảng CSVN đã cố tình mạo nhận cho rằng Nguyễn Tất Thành là Hồ Chí Minh, điều này hoàn toàn vượt lên trên suy nghĩ của loài người, giả dối đến độ ngoài sự hợp lý của tư liệu bình thường, nó không vì sự trung thực cõi đời, nếu đem so sánh những nét chữ ở trên và ở dưới đây, người ta có thể xác minh họ Nguyễn và họ Hồ hai người hoàn toàn xa lạ. Hai người khác nhau đến bốn điểm nhận diện theo dung mạo, khẩu vị, tiếng nói, và chữ viết. Ngày nay không cần thử nghiệm ADN, người ta cũng đã thừa biết, dã tâm của Trung Quốc tạo dựng nên một phối sắc chính trị, thay vì những tên Hồ Chí Minh đem lại kết quả hơn cả ngàn lần đại binh đoàn tiến vào Việt Nam.

Bút tích của Hồ Chí Minh trên tờ báo Thanh Niên.
Tờ báo Thanh Niên số 71 và 72, do Hồ Chí Minh viết tay, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc, vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926.

Hồ Chí Minh để lại bút tích, trên hai tờ báo Thanh Niên, phát hành tại Quảng Châu Trung Quốc vào ngày 28/11/1926 và 5/12/1926. Nguồn: Hoa Nam và Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
Chỉ cần so sánh bút tích trên hai tài liệu viết tay, đơn xin học Trường Thuộc Địa Pháp của Nguyễn Tất Thành và bài viết trên tờ báo Thanh Niên số 71-72 của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy ngay trước mắt hai bút tích khác nhau thể hiện nét chữ và cá tính của hai người khác nhau. Chính những nội dung trên đã hé lộ về tư duy và hành động của hai người này. Họ chưa bao giờ gặp nhau, và càng không cùng quan điểm chính trị, không những thế, 15 năm sau nét chữ của Hồ Chí Minh quá tệ, khác thường như những con giun đang bò, hoàn toàn khác biệt đối với nét chữ của Nguyễn Tất Thành.
Đôi lần đảng cộng sản biện hộ cho rằng Hồ Chí Minh: "Tuổi đời càng cao, nét chữ thay đổi viết đẹp hơn". Điều này không sai, quá đúng, tuy nhiên nét chữ vẫn luôn luôn phản ánh nét người. So sanh hai nét chữ trên, chúng ta thấy Nguyễn Tất Thành có nét chữ của một người có ít nhiều kiến thức, và thích làm sen Pháp, và nét chữ trên báo Thanh Niên, phát hành số 71 và 72 của Hồ Chí Minh quá ư thô kệch, mang nặng ngôn ngữ đại Hán.

Nét chữ thứ ba trên tờ di chúc của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản di chúc vào lúc 9 giờ sáng ngày 10 tháng 5 năm 1965, và hoàn tất vào ngày 10 tháng 5 năm 1969, với nội dung gồm 692 chữ, gói ghém vào 3 trang giấy "tuyệt đối bí mật", ông đã miệt mài viết ròng rã đúng 5 năm trường. Nguồn: Viện bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.
Hồ Chí Minh một nhân vật nổi cộm có quá nhiều vấn đề bí ẩn, kinh khủng hơn, cũng vì nét chữ nội dung trong tờ báo Thanh Niên số 71 và 72. Nó đã đưa cả đất nước, dân tộc vào ngõ tối tăm, lịch sử Việt Nam đã kéo dài đau đớn hơn 74 năm qua.
Một lần nữa chỉ cần kiểm minh lại, nhất định người ta thấy rõ tờ di chúc do một người thứ 3 cùng đóng một vai tuồng Hồ Chí Minh. Chưa hết, lại xuất hiện thêm một Hồ Chí Minh thứ tư (4) viết chữ Hán đẹp hơn Mao Trạch Đông, có thể nói thư pháp hoán vũ đã chiếm lĩnh Trung-nguyên nhiều thập kỷ, chỉ có hai người tuyệt vời thư pháp trên đất Hán là Hồ Chí Minh và Nguyên soái Trần Nghị (陈毅) đã phóng bút ba chữ "友谊关" (Cổng Hữu nghị) với đường nét ngạo nghễ, dán trên đầu dân tộc Việt Nam. Ngoài ra tại cửa Ải còn có một tấm bảng đá cẩm thạch ghi khắc mạ vàng, "Ngày 05 tháng 3 năm 1965, chiến công lớn Hồ Chí Minh dâng hiến cửa ải cho Trung Quốc". [3]

Bút tích công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh.
Nguyên văn bút tích chữ Hán, công văn mã số 361 có những ẩn hàm chứa thuật ngữ gián điệp, hành văn khác lạ với tường trình điệp vụ bí mật. Hồ Chí Minh có hai bí danh "Nhược Đái Lệ" hay Yếu Đài Lải (弱戴丽), có thể hoán đổi thành 3 mật ngữ, chứng tỏ khả năng thượng thặng của một gián điệp quốc tế. Có những lý do đặc biệt, một khi "Bác" tung ra điệp vụ không thể viết chữ Việt, xin nhân dân Việt Nam thông cảm.
Nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định, cả đời theo hầu "Bác" cho biết: "Bác" nói rằng, viết chữ Việt không lưu loát bằng chữ Hán, bởi con chữ không đủ miêu tả "ý từ" của một công văn, chưa kể nội dung thuật ngữ chuyên chở ẩn ngữ của đảng ta !" Chỉ có "Bác" và "đảng" đi đêm bán nước cho Trung Cộng mới phủ nhận viết ngôn ngũ Việt.

Sau khi khám phá được công văn mã số 361 của Hồ Chí Minh, ký tên Nhược Đái Lệ (弱戴丽), có những phân tích giải mã và diễn biến bí mật qua điệp vụ của "Nhược Đái Lệ", quả nhiên quá gây sốc bởi chúng ta bước vào thế giới ngôn ngữ của người gián điệp Trung Quốc mà dân tộc Việt Nam không thể ngờ đến. Chính "bác" Hồ là gián điệp có bí danh Nhược Đái Lệ hay Yếu Đài Lải, thủ lĩnh Chính trị Cục Việt Cộng, gửi công văn mã số 361 đến Mao Trạch Đông:

Khám phá công văn mã số 361.
Nguyên bản, Công văn mã số 361 của "Bác", nay lưu trữ tại Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC). Tất cả công văn viết bằng ngôn ngữ Quan thoại, trình độ học vấn đại học của một người Hán phong lưu, bút pháp dày dạn, chữ sắc bén ở phần đuôi, thiên hạ Hán cho đây là loại chữ mã tấu, nếu so sánh với 3 nguyên bản nét chữ ở trên, hoàn toàn khác nhau, thực tế có đến 3 người do Hoa Nam phối tác thành một Hồ Chí Minh, dĩ nhiên nét chữ trên hai tờ báo Thanh Niên số 71 và 72 là thực, sau này có thêm nét chữ bản di chúc và bản công văn mã số 361 gọi là của Hồ Chí Minh, điều này chỉ có Cục tình báo Hoa Nam mới có khả năng giải thích. Nguồn: Nguyên bản công văn mã số 361, Hoa Nam lưu trữ.

Lược dịch nguyên văn, công văn mã số 361:
"Yếu Đài Lải
(Mong) muốn vạn sự đến với tôi bình thường, đề nghị ý kiến với chỉ thị Trung ương.
(Tài liệu) Tìm cách đã thông liên lạc coi chừng và đứng ra làm, chúc mừng tình trạng, và tình thế VN kháng chiến với chính quyền thế giới, trung hậu với anh em đồng chí tự tinh thần vật chất để giúp tôi (HCM) thường xuyên hỏi thăm các Anh (Trung Quốc) báo liên hệ VN kháng chiến và thông tin trong đó hy vọng các Anh kháng chiến chung, hy vọng các Anh liên lạc thường xuyên có ý kiến để chỉ thị.
Yếu Đài Lải (Hồ Chí Minh)
Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc".

Nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361. [4]


ợc dịch nguyên văn bản phân tích và giải mã, công văn mã số 361.
Công văn mã số 361.
Quân ủy Trung ương Trung Cộng (CPC)
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Kính gửi:
Mao Chủ tịch, quý yếu nhân trong Bộ Chính Trị Trung Cộng và Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Nhược Đái Lệ (弱戴丽) phụng mệnh báo cáo:
Vạn sự khởi đầu kháng chiến cho đến nay, có những tiến bộ khả quan hơn trước, nhờ vào sức mạnh của đảng ta và bộ phận cố vấn quân sự cũng như chính trị dưới sự hổ trợ, điều động của đảng, cho nên quân ta thành lập được nhiều cơ sở dân quân VN. Hy vọng của tôi, mai này thành lập nước Việt Nam xã hội chũ nghĩa bình thường. Tôi đề nghị quý Anh Cả (长老) trong bộ Chính trị Trung Quốc hãy đề xuất ý kiến cho thích nghi kháng chiến chống quân Pháp, theo kế hoạch bao vây địch khoanh từng cụm hay từng vùng, tôi sẵn sàng tiếp nhận mọi chỉ thị của Trung Ương sẽ tiến hành chiến tranh do đảng qui định.
"Tài liệu" đã liên hệ (hoạt động) [5] trong vùng quân Pháp cai trị, nổi bật nhất lấy được những thông tin về quân số, vũ khí và qui luật phòng bị của địch quân. Tình hình quân ta đã chuẩn bị chiếu đấu, nhất định thắng.
Chúc mừng đảng ta chiến thắng dịch quân Tưởng Giới Thạch (蒋介石), tống khứ đế quốc Phương Tây ra khỏi Trung Quốc, đảng ta nhất định chiến thắng và thống nhất Đại lục.
Tình hình mới tại Việt Nam, quân ta quyết tâm kháng địch, và dân quân VN nhất định chống lại bất cứ chính quyền nào trên thế giới không Cộng sản.
Tôi đã cho nhân dân Việt Nam học tập ngày đêm, diễn nghĩa "Trung hiếu" và luôn ghi nhớ xem trọng "tình đồng chí và tình anh em" (战友和兄弟情谊) đối với đảng ta.
VN-TQ là một, cần giúp đỡ (viện trợ) lẫn nhau, từ nay xem mọi sở hữu tinh thần, vật chất như một. Kính thưa quý Anh Cả (长老), cho phép tôi (胡志明-Hồ Chí Minh) thường xuyên hỏi thăm quý Anh (中国-Trung Quốc). Từ nay mọi báo cáo đồng liên hệ, Việt Nam cần hồ sơ (viện trợ) kháng chiến và thông in. Tôi hy vọng quý Anh Cả ưu tiên viện trợ, tất cả cùng chung kháng chiến, quý Anh Cả thường xuyên liên lạc với tôi, cần thiết những ý kiến và chỉ thị đặc biệt, áp dụng đúng thời, chiến thắng đúng lúc.
Ký tên
Nhược Đái Lệ (弱戴丽) (bí danh thứ 221 của Hồ Chí Minh)
Ngày 18 tháng 4 năm 1947
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nơi lưu trữ:
− Đảng cộng sản Trung Quốc.
− Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhược Đái Lệ (弱戴丽), hoạt động gián điệp bí mật tại Việt Nam, vừa là thủ lĩnh đảng cộng sản Đông Dương và lãnh tụ cộng sản Việt Nam, theo báo cáo trong công văn mã số 361, gửi đến Mao Trạch Đông (毛泽东), nội dung đề cập thành tích, thực hiện những điệp vụ và mọi diễn biến ngoạn mục. Nhờ công văn này, phơi bày mọi hoạt động gián điệp bí mật Hồ Chí Minh.

Ngay nay thời đại khác, cho dù Trung Quốc che đậy thể xác của Hồ Chí Minh bằng dung dịch thuật hay nối kết nét chữ và phối sắc chính trị cao tay hay kỹ thuật đến độ hư giả hoá thực, đồng thời bao phủ những lớp màu dối trá dày đặc như mây bay trên bầu trời, một khi đến lúc vẫn phải lộ. Mọi sự thực đều có ánh sáng soi rọi chỉ nẻo đường chân lý, đương nhiên nó sẽ phá vỡ hương hoa ảo bao bọc thây ma thối nát. Ngày nay mọi hư ảo trong bóng tối cũng không chấp nhận nằm yên đời đời. Một người Hán có bao giờ yêu nước Việt Nam, tất nhiên đương sự phải thi hành mệnh lệnh cướp nước Việt Nam dâng cho đại Hán, cho quan thầy Mao Trạch Đông.
Huỳnh Tâm

Tham khảo:

[1] Đặc san Đường Mới, số 1, Paris, tt. 8-25).
[2] Daniel Hémery, "Hồ chí Minh: Từ Đông Dương đến Việt Nam" (Hô Chi Minh: De l'Indochine au Vietnam), (Paris, 1990) , tr.40, có bản sao thư gửi Tổng thống. Nguyễn Tất Thành đã gửi một thư tương tự cho Bộ trưởng thuộc địa ở Paris. Nên đọc bài của Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, "Từ mộng làm quan đến đường cách mệnh, Hồ chí Minh và Trường thuộc địa", báo Đường Mới, số l (6.l983), tr.l4. Một bản sao bức thư này hiện có ở Bảo Tàng Hồ chí Minh ở Hà-Nội.  Để đọc một giải thích có tính phê phán, nên xem tài liệu đã dẫn. Để đọc một giải thích có tính thuận lợi hơn, nên đọc bài của Daniel Hémery, nhan đề "Bộ máy viên chức trên tư cách là một tiến trình lịch sử", trong sách do Boudarel chủ biên nhan đề, "Bộ máy viên chức ở Việt Nam" (Paris: L’Harmattan, l983), tr.26-30, và sách của Thu Trang Gaspard, "Hồ chí Minh ở Paris", (Paris: L’Harmattan), 1992, tr.55-56. Cũng có khả năng Nguyễn Tất Thành hy vọng vào được trường này để giúp bố mình phục hồi chức vụ cũ trong bộ máy viên chức. Đáng lưu ý là trong thư trên, Nguyễn Tất Thành có nói cụ thể đến Bố mình. Thư của Nguyễn Tất Thành gửi cho Chị đã được nêu trong Công văn Mật số 7ll, ngày 7.5.l920 của Cảnh sát Đông Dương, hiện có trong hồ sơ nhan đề "l920", hôp 364, Tư liệu Quân đội Viễn chinh Pháp, tại Trung Tâm Hồ sơ Hải ngoại, tỉnh Aix en Provence, Pháp.
(Theo William J.Duiker, "Ho Chi Minh-a life", Nxb Hyperion, New York, năm 2000. Tiếp cận qua bản dịch tiếng Việt). (http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/3821996)
[3] 门洞上方镌有一块大理石匾 (Môn động thượng phương tuyên hữu nhất khối đại lí thạch biền), 匾上是陈毅同志亲笔题写的友谊关” (Biền thượng thị trần nghị đồng chí thân đích đề tả đích hữu nghị quan)
[4] Nguồn: Quân ủy Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. (中国共产党中央军事委员会)
[5] "Tài liệu" đã liên hệ. Tiếng lóng (tình báo Hoa Nam truyền lệnh hành động).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét