Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Giặc Hán đốt phá nhà Nam - Kỳ 2 (Huỳnh Tâm)


Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 2


Ngày 1/10/1959 Quốc khách Trung Quốc được tổ chức tại Thiên An Môn, Mao Trạch Đông mời Hồ Chí Minh tham dự. Nguồn: Tân Hoa Xã.

"…Đảng khuyến khích hãy theo kịp thời lúc, đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành anh hùng cách mạng. Họ thôi thúc mỗi cá nhân đấu tranh, nhảy vào cuộc, nhân dịp Việt Nam chống lại sức mạnh của Mỹ, và chủ nghĩa đế quốc thế giới…”

Đảng Cộng Sản Trung Quốc xưa nay vẫn dùng quân sự để giải quyết mọi vấn đề. Vũ khí được xem là một pháo đài kiên cố nhất họ Mao không thể thiếu. Ngày nay bành trướng đến Việt Nam, họ Mao dùng mỹ từ "bảo vệ họ Hồ". Sự thật Trung Quốc chuyển động quân binh vào Việt Nam chỉ vì mục tiêu bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, được chỉ định bằng cụm từ "thành trì Cộng sản phía Nam".
Hồ Chí Minh xuất thân từ lò huấn luyện Hoàng Phố, thề trung thành với bản quốc, cúc cung phụng sự Quốc tế Cộng sản, chấp nhận chiến dịch liên quân với Trung Quốc. Nhìn lại lịch sử thành lập đảng csvn, bắt đầu từ lúc xây dựng lực lượng quân sự, Hồ Chí Minh là ai mà tự dưng có quân đội, vũ khí, tài chính, hệ thống tuyên truyền v .v… nếu không phải do người Hán. Không có Trung Quốc thì lấy đâu ra người và vũ khí vì thuở ấy người Việt Nam theo cộng sản chẳng có mấy ai. Quân binh của hồ Chí Minh hầu như là con số không, do đó, tất cả mạng sống đều được Trung Quốc bảo đảm cung cấp và nuôi dưỡng. [1]
Tuyến đường sắt Côn Minh-Hải Phòng là một điển hình. Con đường này được xem cột xương sống của đảng Cộng Sản. Tất cả những cung cấp vũ khí, quân giới, quân nhu, đều chuyển qua lộ trình này, bởi vì mọi dự trữ, hay viện trợ đều phát xuất từ bên kia biên giới Trung Quốc.

Cho nên Mao Trạch Đông mạnh miệng lấy quyết định thay cho người chủ nhà tuyên bố, vì họ Hồ chỉ có hai bàn tay trắng:
‒ 美军在越南,对我来说,被视为入侵和攻击中国- Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam, đối với tôi được coi như cuộc xâm lược và tấn công biên thùy Trung Quốc.
Điều này cho thấy Việt Nam đã mất chủ quyền từ lời tuyên bố của Mao Trạch Đông vào ngày 1/10/1965.
Tân binh Mậu Vi Phi (懋为非), sinh viên Kỹ thuật Nam Ninh bị cưỡng bách nghĩa vụ quân sự, muốn tìm hiểu mọi sự thật của cuộc chiến này, đã thuật lại những gì ông ta biết trên đường đi đến Việt Nam, và gợi chuyện quân sự bên lề với cán bộ đường sắt:
‒ Thưa đồng chí, phía trước Việt Nam xa xăm lắm, có điều gì bất trắc không?
Cán bộ đường sắt đáp:
‒ Viện trợ cho Việt Nam, đó là điều vinh hạnh, tại sao lại có bất trắc. Hãy nhận thức đây là nghĩa vụ Quốc tế vô sản, đồng chí phải vinh dự mới đúng hay là đồng chí muốn phản đối?
‒ Hỏi để biết, tôi đã lên yên ngựa thì không có ý gì để phản đối.
Mậu Vi Phi (懋为非), suy ngẫm hỏi:
‒ Tôi xin hỏi thẳng, thì ra, mỗi khi Trung Quốc tập kết quân đội vào mùa Đông tại biên giới của quốc gia nào, tức nhiên nơi đó sẽ có chiến tranh vào mùa Xuân, hầu như qui luật xưa nay bất biến của Trung Quốc, lần này cũng mùa Xuân đưa quân vào chiến trường Việt Nam.
Cán bộ đường sắt đáp:
‒ Phải! Tân binh nhập ngũ thường vào mùa Đông, nhưng năm nay đã trễ nãi nửa tháng, bởi Nam Ninh vừa có bạo lực của nhân dân, phản đối động viên, cho nên tắc nghẽn giao thông, còn những chuyện khác chúng tôi không biết, chúc bạn chiến thắng.

Câu nói bất cẩn của gã, giống như một lời chân thực, nó trút vào đầu tôi, liền thu hút một câu đáp nhanh chóng: Nhân dân Nam Ninh đã nỗi dậy. Bởi thế chúng tôi bị đưa đến một nơi đóng quân ở phía Nam tỉnh Nam Ninh! Hoặc Việt Nam? Nếu thế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Hoa quá chặt chẽ không phải tầm thường, bởi thế viện trợ cho Việt Nam là đều hiển nhiên, ngoài ra mình đếch biết, chiến lược bí mật của Bắc Kinh. Đương nhiên cả hai đồng đảng đều có ảnh hưởng với nhau sâu đậm, hầu hết đã in vào tâm trí của người lãnh đạo Cộng sản. Do đó, viện trợ cho "Việt Nam" vào thời điểm "cách mạng văn hóa", hai cụm từ này có khả năng hiển thị giống nhau. Nếu Trung Quốc có "cuộc cách mạng văn hóa", còn Việt Nam có "viện trợ chiến tranh". Cả hai đều là những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của Trung Quốc.

Thế nhưng tình trạng vô chính phủ của Cộng hòa Giải phóng Nhân dân Trung Hoa diễn ra từ năm 1966 cho đến nay. Xã hội hỗn loạn, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội. Ngoài ra, "cách mạng văn hoá" làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của Trung Quốc một cách toàn diện, và "chiến tranh Việt Nam" cũng không hơn "cách mạng văn hóa" cho đến nay vẫn liên tục nghèo đói, tụt hậu, kéo dài nhiều thập kỷ sau!
Trung Quốc luôn luôn đi tìm lý cớ để tiến hành chiến tranh. Sự kiện "Vịnh Bắc Bộ" đã minh chứng điều này. Vịnh Bắc Bộ còn được gọi là Vịnh Bắc là phần lãnh hải của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, vị trí phía Tây của bờ biển, phía Đông Bắc của đảo Hải Nam, Quảng Tây và bờ biển phía Nam của Trung Quốc giữa bán đảo Lôi Châu.

Ngày 02 tháng 8 năm 1964, Trung Quốc cho tàu khu trục xâm chiếm vùng biển Vịnh Bắc Bộ, hành động vũ trang của bá quyền khiêu khích. Nhân dân Việt Nam muốn phản kháng mạnh mẽ nhưng bị Hồ Chí Minh cản trở. Tồi tệ hơn nữa là việc quân đội nhân dân Việt Nam của họ Hồ làm ngơ bỏ mặc Vịnh Bắc Bộ. Nói cho đúng hơn đây là một hình thức trừ nợ chiến tranh cho Trung Quốc.
Ngày hôm sau, Tổng thống Johnson đe dọa cho tàu Mỹ tuần tra Vịnh Bắc Bộ, đồng thời, có một số lượng lớn tàu Hải quân Hoa Kỳ chuyển đến vùng biển phía Bắc Vịnh. Buổi tối ngày 04 tháng 8, Trung Quốc tạo ra sự kiện Việt Nam mất chủ quyền "Vịnh Bắc Bộ"! Cùng ngày Hoa Kỳ lấy cớ đưa 64 máy bay thực hiện các phi vụ đánh bom Vịnh Bắc Bộ cảnh cáo Trung Quốc.
Ngày 05 tháng 2 năm 1965, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố, nhắc lại hành vi Hoa Kỳ xâm phạm Việt Nam, Trung Quốc cho đây một sự vi phạm của Hoa Kỳ muốn đối đầu với Trung Quốc. Trung Quốc đã từng một tay ký kết vào nghị định thư Genève 1954, nay lại muốn gào thét. Chẳng qua vì quyền lợi cả, Trung Quốc viện cớ láng giềng gần với Việt Nam, cần hỗ trợ lẫn nhau, "người dân Trung Quốc và người Việt như anh em". Nếu Hoa Kỳ tiếp tục vi phạm nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Sáu trăm năm mươi (650) triệu nhân dân Trung Quốc sẽ không bao giờ bỏ qua (1965).

Trung Quốc di chuyển quân binh và vũ khí qua tuyến đường sắt Côn Minh - Hải Phòng, đường sắt cũ của Pháp để lại. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Ngày 10 tháng 2 năm 1965, thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đã tổ chức cuộc biểu tình có đến 150 nghìn người tham dự. Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình, và các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản, nhà nước Trung Quốc cùng tham gia tại quảng trường Thiên An Môn. Bắc Kinh tố cáo tội ác quân sự, xâm lược Mỹ, bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Thái độ quá khích bất thường này của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đã vượt quá quyền hạn của mình để đứng trên đầu chỉ đạo đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại quảng trường Thiên An Môn và Đại lộ Trường An cờ đỏ đẩm máu phất phới bay, biểu ngữ tràn ngập khắp mọi nơi, người người di chuyển theo tiếng gầm thét của bầy quỉ đỏ cò mồi. Hơn một chục quả bóng màu đỏ khổng lồ bay lên bầu trời của hai mặt quảng trường, treo theo một khẩu hiệu rất lớn, trước cửa Thiên An Môn, một tấm biển ngữ bay cao lên đến hàng chục mét, có dòng chữ: "Chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ, vi phạm Cộng hòa Dân chủ Việt Nam". Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức biểu tình thành công, từ ngày 8-12 tháng 2,  đã có 11 triệu người xuống đường tham gia tố cáo tội ác của Mỹ, xâm phạm Cộng hòa Dân chủ Việt Nam.
Chúng tôi ở trong luồn sống này, quả nhiên thấy hổ thẹn về tinh thần hiếu chiến của Cộng sản Trung Quốc. Việt Nam đã trở thành miếng mồi ý thức hệ của Cộng Sản thế giới, bởi hai phe chiến đấu trong một lỗ đen, bao quanh lợi ích của đảng hơn tình đồng loại, và họ kéo mọi liên quan hoặc không liên quan trở thành điểm nóng. Từ đó vũ khí của Trung Quốc đưa vào chiến trường Việt Nam, trút xuống dữ dội trên đầu dân tộc Việt Nam. Tôi chỉ thấy quân đội Trung Quốc vi phạm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.
Chính thể Cộng Sản Trung Quốc đưa đất nước tôi đến cửa bần cùng khốn nạn. Thanh niên trong chúng tôi, lớn lên bởi giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cho nên cả nước đều ngậm ngùi, chấp nhận và xem trọng bánh vẽ anh hùng, như Lưu Hồ Lan (刘胡兰), Đồng Tồn Thụy (董存瑞), Khâu Thiểu Vân (邱少云), và Hoàng Kế Quang (黄继光), nhà nước buộc chúng tôi luôn luôn học hỏi từ nơi họ, như một gia tài cách mạng cá nhân!


Đảng khuyến khích hãy theo kịp thời lúc, đừng bỏ lỡ cơ hội trở thành anh hùng cách mạng. Họ thôi thúc mỗi cá nhân đấu tranh, nhảy vào cuộc, nhân dịp Việt Nam chống lại sức mạnh của Mỹ, và chủ nghĩa đế quốc thế giới. Đảng buộc sinh viên phải có thái độ đầu tiên, hỗ trợ, và thứ đến đảng hy vọng chúng tôi tham gia vào "cuộc đấu tranh giai cấp vô sản quốc tế". Vào thời điểm này, đảng tung ra bộ phim "Hồng vệ binh địa phương", nội dung một Hồng Vệ Binh lẻn vào lãnh thổ Việt Nam bị máy bay chiến đấu chủ nghĩa quốc tế kết thúc số phận của họ. Đoạn kết được giải thích đây là "anh hùng hy sinh vì nghĩa vụ quốc tế". Trong thực tế phim này phản tuyên truyền, vì rõ ràng kẻ ăn trộm đào ngạch thế mà đảng cho rằng anh hùng. Anh hùng của đảng chỉ có trong văn nghệ, báo chí, tuyên truyền, nói chung bộ máy truyên truyền của đảng, bao thầu cho ra đời những anh hùng trên giấy và những thước phim, ngoài ra đời bình thường người dân rất sợ làm anh hùng.
Ngay sau đó đời sinh viên của tôi chỉ thấy quân sự trong sân nhà trường, văn phòng tuyển quân đặt tại trường, được biết có những bạn sinh viên lên đường đi về hướng Việt Nam. Họ vượt qua đường sắt Ải Nam Quang, mà chúng tôi gọi đùa là "Cổng Bạn bè", họ lao vào chiến trường Việt Nam, mà lòng đầy tuyệt vọng. Lúc này trái tim của chúng tôi đã bí mật không vui, đã thủng đáy không chưa được những gì đảng muốn. Tôi lo âu nhất về vận mệnh ngày mai phải trả qua bước ngoặt lớn. Tất nhiên, cũng có những cá nhân chuyển bánh lái, bỏ cuộc làm anh hùng. Tôi suy nghĩ điều này bình thường, tất cả mọi người có thể lựa chọn tương lai riêng cho mình.
Mặc dù chúng tôi nhận được nhiều tin nhanh "Việt Nam có đến, không về", cho thấy bộ mặt tráo trở của đảng Cộng sản Trung Quốc, qua hình ảnh tại ga Hành Dương. Họ bắt buộc chúng tôi phải thay đổi quân phục bằng nhãn mác in Việt Nam, rõ ràng trong chiến trường cũng có lừa dối đối phương, xem ra đảng Cộng sản nhà ta không lương thiện chút nào! Bấy nhiêu đó cũng để báo hiệu sự khôn lành sẽ đến với chúng tôi, có thể trên chiến trường Việt Nam đang diễn ra quyết liệt và tàn phá khôn lường, nơi mà chúng tôi phải đối diện với bom đạn!

Đầu tháng 4 năm 1965, Hải quân, Không quân Mỹ tập trung chiến đấu, mở rộng phạm vi phi vụ đánh bom miền Bắc Việt Nam, chủ yếu đánh những căn cứ quân sự của Trung Quốc, cắt đứt đường sắt, đường bộ, những cây cầu phía Nam dẫn vào bên trong lãnh thổ Việt Nam.
Tháng 6 năm 1966, quân đội Mỹ mở rộng không kích Hà Nội cho đến Lào Cai, trên đường vĩ tuyến 20, và cắt đứt đường sắt Hữu Nghị Quan (老街关) cho đến Hà Nội, Hải Phòng. Mỹ tăng cường phi vụ không kích tối đa 750 phi vụ một ngày, tại những khu vực xung quanh biên giới Trung- Việt.
Ngày 19 tháng 5 năm 1967. Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tuyên bố viện trợ tên lửa phòng không sẽ chuyển đến Việt Nam vào ngày 13-14 tháng 8. Trung Quốc liên tiếp gửi đạn bom đến Lạng Sơn bằng đường sắt. Tiếp theo Không quân Hoa Kỳ cắt đứt con đường huyết mạch chuyển vũ khí này, liền mở nhiều phi vụ ném bom đánh sập cầu-đường tại khu vực 25 dặm biên giới Trung-Việt.
Cuộc chiến tranh chưa đến cửa Trung Quốc, thế nhưng họ phản ứng mạnh mẽ, không ai có thể tưởng tượng rằng Trung Quốc đã chọn chiêu bài kêu gọi "Nhân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước". Thế mới biết chủ quyền Việt Nam trong tay Trung Quốc từ lúc 1940 ! Trung Quốc tỏ thái độ nhất quyết viện trợ tối đa không ngừng bước.
Lúc ấy toàn trường Đại học, thường được đăng bài xã luận kích động tâm lý anh hùng của tờ nhật báo Nhân dân, kêu gọi nhập ngũ tham gia chiến trường Việt Nam. Đảng tổ chức sinh viên biểu tình, và khuyến khích một số thành phố lớn tham gia, thậm chí trên toàn quốc.

Trương Chu Bằng (章周鹏) tân binh chiến trường Việt Nam, sau khi nghe Mậu Vi Phi (懋为非) phát biểu thẳng thắn, anh ta tĩnh ngộ kể lại thân phận của mình:
‒ Buổi trưa ngày 17 tháng 7 năm 1967, đoàn tàu hỏa vừa đến ga Bích Sơn nay thuộc tỉnh Vân Nam, chuẩn bị vào biên giới Việt Nam, nhà ga kiến trúc đậm nét phong cách của Pháp, mái nhà màu đỏ bức tường màu vàng, gạch ngói đã bị năm tháng xoáy mòn.

Trước năm 1940, nhà ga Bích Sơn thuộc lãnh thổ của Việt Nam, chính Hồ Chí Minh đã nhượng phần đất này cho Trung Quốc để đổi lấy viện trợ. Chế độ Cộng sản Việt Nam chuyên tạo chiến tranh không biết sản xuất, không có tài chính, kinh tế, ngoại tệ, do đó đem bán lãnh thổ đổi lấy viện trợ. Nguồn: Hải Âu GF2.

Tôi thấy một cán bộ đột nhiên xuất hiện trước mặt, trên vai ông mang theo một túi vải, một giọng nói ồ ề tuyên bố:
‒ Các đồng chí đã đến đích.
Lập tức chúng tôi thi nhau lấy ba lô sẵn sàng lên vai, chúng tôi ngơ ngác đi qua một thị trấn nhỏ, danh lam thắng cảnh ở đây lạ mắt, cho chúng tôi nhiều bất ngờ, trên trời cao có đám mây nhiều lớp lót bạc, đúng là biên giới tuyệt vời. Trong khu vực này, có những cửa hàng do lính biên phòng làm chủ, họ nói ngôn ngữ Việt, gọi là dịch vụ dân sự, bên kia cây cầu là khu phi quân sự, do doanh trại gần đây quản lý, hoặc thậm chí ở đó là một chiến trường, xa xa vọng lại cánh bay lên xuống, tiếng gầm rú của xe tăng với tốc độ cao đang chạy trên những con đường đất, có súng cao xạ, được biết ở đây là trung tâm chuyển quân vào lãnh thổ Việt Nam.
Thì ra quân đoàn chúng tôi tạm thời nhập vào doanh trại biên giới, khi vào bên trong doanh trại, có những hạ sĩ quan tiếp đón, chúng tôi được xem là nguồn cung cấp nhân sự cho chiến trường. Tất nhiên sống tạm ở đây hay chuyển quân đi nơi khác chỉ biết vào giờ chót, doanh trại ở đây rất nhiều nhưng lụp xụp, đơn vị chúng tôi hơn một trăm binh sĩ tự dựng lên lều vải, dọc theo trục dài của những ngôi nhà bộ chỉ huy, thậm chí dọc dài theo từ bộ phận quân nhu quân trường, tiểu đội tôi lập lều thô sơ ở tạm, chờ ngày lên đường vào lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi cảm nhận được vai trò thực sự của nghĩa vụ quân sự, nó mở màn vào 0 giờ đêm 18 tháng 3 năm 1968. Ngày đó, những bạn cùng trường đại học Vũ Hán có một mục tiêu cách mạng phổ biến cho nhau, phương cách sống mới, gián tiếp nhắc nhở "bắt đầu từ ngày hôm nay, chúng ta không còn suy nghĩ vòng tròn đời sinh viên, mà phải sống theo tính cách đồng chí, hãy nhớ học tập điều này".
Hôm sau đột nhiên, tôi được giao nhiệm vụ tiểu đội trưởng tân binh, dưới sự chỉ huy của một cựu chiến binh đã từng tham chiến tại Việt Nam, năm 1963. Chúng tôi được lệnh không hỏi bất cứ điều gì, hầu hết các vấn đề được đặt ra đều nghiêm cấm, dù những câu hỏi thân thiện, hầu như không có người trả lời! Điều này quá khó, giống như có miệng mà không nói, tuy nhiên dần dà cũng học được thái độ á khẩu với một số qui luật chiến trường.
Tình trang cô độc khó tả, nếu những ai biết bí mật của trái tim tôi, quả nhiên thoải mái vô cùng như ăn được mật ong, tất nhiên hưng phấn được một lúc, đời lính bị bỏ rơi thì không thể nào có mối quan tâm đặc biệt cảm tưởng này, bởi thế chúng tôi chỉ ước mơ một thứ hạnh phúc bình thường thôi cũng không bao giờ có.

Hai ngày sau toàn bộ tân binh mới đến, được trung tâm nhập ngũ tổ chức tập kết làm lễ toàn quân chuẩn bị theo lệnh thép, bao gồm cả binh sĩ đã tham gia mặt trận Việt Nam, do đó, người đứng đầu của cán bộ tân binh được phân cấp trách nhiệm. Chúng tôi thấy tinh thần của họ thiếu hiệu suất mạnh mẽ, cái hùng vĩ của người lính hầu như không có.
Dù bài hát hùng mạnh đến đâu nhưng trong lòng binh sĩ đã chán ngán không còn hứng thú để hát bài thúc quân:
"Đồng chí Yeah! chỉ hướng chúng ta đi [2]
Chúng ta đến nơi đất nước cần nhất.
Dù đường Thiên Sơn hàng ngàn dặm tuyết,
Như Yeah đã đến vạn khoành sóng biển Đông Trung Quốc,
Vượt ra ngoài vạn lý nghe đồng nội gọi mùi thơm hoa lúa miền Nam.
Ừ đồng chí hãy thực hiện bước tiến đáng kể trên vai,
Quân đoàn thiện chiến hãy đối diện mặt trời …"

Chúng tôi bình tĩnh cho đến khi lời ca tiếng hát cuối cùng, người người phải đứng chờ Đại tá chỉ huy trưởng trung tâm, chính thức truyền lệnh:
‒ Bắt đầu từ ngày hôm nay, các đồng chí là người lính của Quân đội Giải phóng Nhân dân, tôi thay mặt cho toàn bộ lực lượng của chiến trường, chào đón các đồng chí nồng nhiệt.
Tiếp theo, tiếng vỗ tay và âm thanh khẩu hiệu của Quân đoàn bí mật hổ trợ Việt Nam, đó là một trong những lực lượng đặc biệt thời chiến của Quân đội Giải phóng Nhân dân, họ cam kết xây dựng Tổ quốc, và chịu trách nhiệm bảo vệ đường sắt để đảm bảo lưu thông con đường vận chuyển quân vụ ...
Chúng tôi được biết trung tâm nhập ngũ này thành lập vào năm 1948, để chuyển tiếp quân viện cho mặt trận Điện Biên Phủ, những người lính năm xưa đã đến chiến trường từ con đường Hà Khẩu.
Một cán bộ người đứng đầu tiếp tục nói:
‒ Một khi đã là người lính, phải có trách nhiệm trước nhân dân, chuẩn bị tinh thần, đánh đâu thắng đó, chịu đựng mọi khó khăn, sẵn sàng đổ mồ hôi, khi cần thiết, và thậm chí phải trả máu, lấy máu dâng cho Đảng.
Gần 1 triệu khán giả tân binh lắng nghe, và im lặng, để kẻ đứng trên cao phát biểu:
‒ Trong giai đoạn này, tôi hy vọng các đồng chí nỗ lực để trở thành chiến sĩ ưu tú, tạo sự nghiệp cách mạng, danh dự nhất do chủ tịch Mao Trạch Đông giao phó, học tập ý thức trau dồi cách mạng, hy vọng các đồng chí trở thành một chiến sĩ cách mạng có trình độ.
Tiếp theo, chúng tôi được cấp chỉ huy trao tặng pin huy hiệu màu đỏ, cài lên mũ và trên ve áo, mác in Việt Nam. Được biết qui chế hệ thống cấp bậc quân đội thay đổi từ năm 1959, sau khi Thống soái Bành Đức Hoài được thay thế bởi Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu, các cán bộ quân đội Trung Quốc và binh sĩ lực lượng vũ trang, bất kể mới hay cũ, bất kể cấp bậc quân hàm, đều đeo huy hiệu đỏ trên mũ, và cổ áo màu đỏ, theo lời hát của bản giao hưởng "…một ngôi sao màu đỏ/một lá cờ đỏ trên cả hai mặt cách mạng…".

Đám tân binh chúng tôi, lập tức đeo huy hiệu đỏ lên mũ, và trên nắp ve cổ áo, ở mặt sau viết tên họ, ngày sinh tháng đẻ, số quân, đơn vị, binh chủng, nhóm máu, và sau đó may khâu cẩn thận đính vào cổ áo. Họ cho rằng những phù hiệu màu đỏ là sứ mệnh thiêng liêng, ngự trị trong trái tim của người lính, quả nhiên đây không khác nào một vô hình ràng buộc vào trò chơi của người Cộng sản.
Bây giờ, chúng tôi xuất hiện bất cứ ở đâu, đều là hình ảnh người lính của quân đội Trung Quốc, vì vậy bất cứ lúc nào chúng tôi đều bị trói buộc vào trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ danh dự cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Tôi khó lấy quyết định để thể hiện sự nhiệt tình đối với đảng cộng sản, bất khả kháng chấp nhận chiến đấu dưới lá cờ Cộng Sản, vì nó không phải lý tưởng của tôi.
Khi tôi mặc đồng phục tân binh, tự nó đã rời khỏi mái ấm gia đình, và không ai muốn đeo phù hiệu trên mũ hay ve cổ áo, đó là thời điểm u uất nhất, mãi mãi lưu lại trong ký ức buồn phiền. Tôi gửi một số photo chân dung tân binh cho bạn bè và gia đình, ngay sau đó tiếp nhận một cái nhìn xa lạ, tất nhiên nhật ký cô bạn gái của tôi không có dòng chữ nào nói về đời tân binh này. Thật không may cho tuổi thanh xuân bị che khuất bởi chủ nghĩa Cộng Sản.
Kể từ đây, tôi phải chấp nhận dịch vụ quân sự, và nếu mai này có đóng gói một đời tân binh bằng cỗ quan tài, tôi xin họ đừng ca ngợi anh hùng ngoài mặt trận Việt Nam.
Huỳnh Tâm

(Còn tiếp kỳ 3)
Tham khảo:
[1] Hồ Chí Minh gửi báo cáo đến Mao Trạch Đông, báo cáo ký hiệu-VN46B41.
[2] Liễu Na Cá-了哪个, một trong những tên anh hùng của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét