Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Giặc Hán đốt phá nhà Nam Kỳ 16 (Huỳnh Tâm)



Giặc Hán đốt phá nhà Nam
Kỳ 16
Huỳnh Tâm
“…Cùng năm, vào tháng 10, Liên Xô và Việt Nam ký kết "Liên Xô hữu nghị và Hiệp ước Hợp tác Việt Nam", hai bên thành lập một liên minh quân sự. Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, và hai nước Việt Nam-Trung Quốc chính thức đối đầu, sau đó xảy ra xung đột quân sự  ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến 2000 (21 năm)…”


Trung Quốc-Việt Nam vào thời kỳ trăng mờ, đèn tắt.
Trung Quốc viện trợ rất hào phóng cho Việt Nam từ những vật liệu nhỏ nhất cái đinh, con vít, bù lon cho đến quân nhu, vũ khí, đại pháo, máy bay và 1,3 triệu quân thiện chiến nhảy vào hỗ trợ cho Cộng sản Việt Nam, nhờ đó Cộng sản miền Nam Việt Nam đứng vững trên chiến trường. Đến năm 1978, mối quan hệ Việt-Trung suốt 30 năm (1940-1970) êm ấm bảo vệ "răng hở môi lạnh" đột nhiên thay đổi, và cuối cùng không thể tránh đối đầu xung đột. Hai đảng Cộng sản Việt Nam-Trung Quốc hiểu nhau sâu sắc nhìn thấy thăm thẳm âm mưu cướp giựt của nhau, rốt cuộc đưa đến chiến tranh ngày 17 tháng 2 năm 1979-2000. Việt Nam đang rơi vào hệ lụy chết dần mòn trong vòng xoáy của Trung Quốc, đúng theo thành ngữ "Tao sống mày chết" (我住你死) của người Hán.



Quân ủy Trung ương Việt Nam-Trung Quốc. Mao Trạch Đông trao những gói hàng viện trợ cho Lê Duẩn. Nguồn: Hoa Nam.

Trung Quốc cho rằng Việt Nam đã phản bội, "vong ơn bội nghĩa" đáng trách. Phía Việt Nam đối đáp rằng "sòng phẳng viện trợ", thừa nhận làm lính đánh thuê cho Trung Quốc, với trách nhiệm giữ cửa mặt Nam, bảo vệ an ninh cho Trung Quốc. Trung Quốc đang thực hiện từng bước một nhiều kế hoạch bí mật khác, theo con đường bành trướng xuống hướng Nam, lan rộng chủ nghĩa Mao. Sau khi Việt Nam chấm dứt nhiệm vụ người lính canh phòng cho Trung Quốc, Trung Quốc thay đổi chiến lược đưa Việt Nam vào vị thế cuộc đơn độc trước trường Quốc tế, sau đó tấn công bằng quân sự. Họ đã lấy quyết định và lên kế hoạch chỉ còn thời khắc cho nổ tín hiệu chiến tranh.
Tuy nhiên, trước khi hành động, Trung Quốc dọn đường dư luận trong nhân dân, hầu tránh tiếng một thời tuyên truyền rầm rộ "tình đồng chí, tình anh em". Nay sát phạt bằng vũ khí người anh em, Trung Quốc sợ nhất Quốc tế trừng phạt ngoại giao, và xấu hơn đưa đến đối đầu quân sự.
Sự kiện Trung Cộng tuyên truyền một chiều, tạo ra lẽ phải cho riêng mình, kích động, nhân dân toàn ý phẩn nộ, căm phẫn, tác động người dân đồng thanh ghét bỏ Việt Nam. Và bước xa hơn nữa, Trung Quốc tuyên truyền, thúc dục tinh thần của nhân dân chuẩn bị chấp nhận chiến tranh với Việt Nam.
Trong thời gian vận động, Trung Quốc tuyên truyền "Việt Nam phản bội vô ơn", lên án đạo đức đảng Cộng sản Việt Nam một cách thậm tê. Trung Quốc và Việt Nam bôi bẩn lẩn nhau không tiếc thương. Thực chất, cả hai đã phản bội lẫn nhau từ khi Hồ Chí Minh cướp nước. Trong tính toán viện trợ của Trung Quốc, họ đã có mầm mống âm mưu phản bội. Trước đó cán cân phản bội nghiêng về phía Trung Quốc với lời giao hảo theo ngôn ngữ của thầy Mao, lúc nào cũng dè chừng đối phó với bạn để răn đe kẻ khác. Mao Trạch Đông nhân danh lợi ích của Trung Quốc hứa hẹn mượn Việt Nam làm trò chơi chính trị "thượng tôn cá nhân", buộc đảng Cộng sản Việt Nam phải trung thành với Trung Quốc, nếu bằng không sẽ bị trừng phạt, tùy theo những qui ước đã định trước:
1 . Trung Quốc muốn sử dụng viện trợ từ năm 1940-1978 để áp đặt chính sách của Trung Quốc tại Việt Nam, vì vậy nếu cần trừng phạt Việt Nam không khó.
Trung Quốc còn đưa ra những lý do răn đe khác:
‒ Trung Quốc là quốc gia duy nhất viện trợ lâu dài, tạo sinh đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam. Trong đó có sự đồng tình trên ý thức hệ với những yếu tố cách mạng, thúc đẩy một thế giới Cộng sản. Và những lý do sâu xa hơn, Trung Quốc coi lợi ích quốc gia trên hết. Điều này, chủ yếu thể hiện ở qua hai khía cạnh:
A ‒ Đảng Cộng sản Việt Nam bất ổn định chính trị, trực tiếp đe dọa an ninh Trung Quốc.
Đầu tháng 11 năm 1949, Chu Ân Lai nhắc nhở Hồ Chí Minh:
"….Người Pháp sống tại Việt Nam, một khi, có một người bị bắt vì bất cứ lý do gì, sẽ đe dọa sự an ninh của Trung Quốc". Chu Ân Lai nói tiếp vể Vô sản:
‒  Tôi nhớ, có một lần đồng chí Hồ phát biểu, so sánh Trung Quốc với Việt Nam rất thú vị: "…. Chúng ta cùng sống dưới một cổ áo…". Bây giờ nguy hiểm đã đến, rất cấp thiết, xin người đứng đầu (Lê Duẩn) vì Cách mạng Xã hội Vô sản không thể hoàn toàn tranh luận ai đúng hay ai sai vào lúc này".
Năm 1950. Lưu Thiếu Kỳ ủng hộ Lê Duẩn, phát biểu:
"….Nếu chúng ta không giúp đỡ người Việt Nam, kẻ thù ở lại đó (Quân đội Pháp), chúng ta sẽ gặp những khó khăn lớn hơn, và những rắc rối khác. Hãy lấy quyết định như khi chiến tranh Triều Tiên", (viện trợ tối đa cho Việt Nam). [1]
B ‒ Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ 38 năm qua (1940-1978), đó là sự phát triển của cánh tả chính sách nội địa Trung Quốc và chính sách đối ngoại lên đến cùng cực, do thông qua viện trợ kinh tế và dùng đòn bẩy ngoại giao làm công cụ, Trung Quốc đã cố gắng ảnh hưởng đến chính sách trong nước và Việt Nam. Đặc biệt sau khi Trung-Xô chia rẽ. Mao Trạch Đông muốn viện trợ trở lại cho Việt Nam để cân bằng viện trợ của Liên Xô. Vì vậy, cùng một lý do, Trung Quốc sẽ nhận được cảm tình và không còn cản lực nguy cơ nào xúc phạm đến những thỏa thuận với Hoa Kỳ.


Lê Duẩn viếng thăm Trung Quốc, Mao Trạch Đông đón tiếp một người anh em khó tính. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Hai yếu tố trên đã khiến dẫn đường lòng hai phản trắc của Trung Quốc, đặt lại vấn đề viện trợ tối đa cho Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiếp tục gieo hạt giống tốt (đào tạo tình báo) cho Việt Nam. Thế nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng: "Việt Nam có quá nhiều xúc phạm đến Trung Quốc".
2 . Trung Quốc lấy quyết định trừng phạt, nếu phía Việt Nam tái phạm qui ước của hai đảng:
A ‒ Trung Quốc sẽ bỏ hay thêm viện trợ cho Việt Nam, còn tùy thuộc vào những bộ phận kiểm tra cân bằng hoạt động trong đảng, đòi hỏi có sự phán xét trung thực của Trung Quốc, tất cả vì lợi ích của quốc gia và tình hình quốc tế đương thời, Việt Nam hãy tuân theo sự sắp xếp của Trung Quốc, do cho quá trình viện trợ cho Việt Nam có những bất cập không đồng tình. Ví dụ, Trung Quốc hy vọng phía Việt Nam chấp nhận "chống đế quốc và chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô".
Trong buổi chiêu đãi Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Trung Quốc yêu cầu một số vấn đề: "…Chống chủ nghĩa xét lại, chúng ta không dùng bánh mì nướng". Đại sứ quán Việt Nam không đáp ứng đề nghị, khiến cho không khí vô cùng căng thẳng. Trái lại Việt Nam yêu cầu cả hai đảng anh em Trung Quốc và Liên Xô viện trợ công nghệ tiên tiến và thiết bị sản xuất. Trung Quốc cho rằng: "Việt Nam quá tháo vát trong thái độ mập mờ về viện trợ".
Năm 1968. Liên Xô chấp nhận bắt đầu tích cực viện trợ cho Việt Nam, quan hệ thân mật Việt-Xô. Sau đó Trung Quốc bất mãn, Việt Nam lo lắng, gửi một phái đoàn ngoại giao 10 người đến Trung Quốc. Chu Ân Lai từ chối: "‒ Đảng và chính phủ Trung Quốc đang bận rộn, không thể tiếp phái đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam và Mặt trận miền Nam Việt Nam".
Năm 1969, Trung Quốc nhấn mạnh: "Đã đến lúc Trung Quốc không còn phụ thuộc về viện trợ và quân sự quá mức cho Việt Nam". Trung Quốc phê phán: "Việt Nam phải tự chủ không nên xin ăn của người khác, thậm chí Việt Nam có vẻ xin ăn được phát tài mọi mặt kể cả nguồn nhân lực, vũ khí, nhờ đó quân đội Việt Nam không gặp khó khăn. Cùng thời Trung Quốc gặp phải một số vấn đề do Cách mạng Văn hóa tàn phá, Trung Quốc hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét lại viện trợ, vận dụng hợp lý nguồn nhân lực của mình tốt hơn".
Tình báo KGB (Liên Xô) cho biết: "Đảng Cộng sản Việt Nam đang nỗ lực tranh thủ ngoại giao, xin Trung Quốc cấp viện trợ nhiều hơn năm trước 30%, nhưng vào giữa tháng 6 năm 1969, Hiệp định viện trợ cho Việt Nam có những bất đồng nội bộ của hai đảng. Trung Quốc quyết định từ chối viện trợ, trong khi đó Trung Quốc chỉ hoàn thành viện trợ được 31,4%. Một tin xấu khác, Trung Quốc khẩn cấp đề nghị tàu thuyền Việt Nam rời cảng…".
B ‒ Trước khi Trung Quốc và Hoa Kỳ tái lập quan hệ, Việt Nam có cảm giác "phản bội". Việt Nam không muốn Trung Quốc đối thoại với Hoa Kỳ về nội vụ chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại cho rằng: Việt Nam không có tiếng nói nào giá trị đối với Hoa Kỳ, chính Trung Quốc có thẩm quyền trực tiếp sự kiện chiến tranh Việt Nam đem ra thảo luận đối với Hoa Kỳ.
Ví dụ, vào năm 1971, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình của cái gọi là "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, khi gặp Chu Ân Lai, cho biết: "Khi tôi chuẩn bị hội đàm với Henry Kissinger, lập tức tôi nhận được tin phải về Hà Nội gấp". "Ngoại trưởng" Nguyễn Thị Bình còn cho biết thêm: Kissinger sẽ viếng thăm Trung Quốc.
Chu Ân Lai đáp:
‒ Cho đến nay, Hoa Kỳ vẫn từ chối công nhận Trung Quốc, dù nhà nước Trung Quốc đã thành lập cách đây 22 năm. Sáng kiến của Thổng Thống Richard Nixon, gửi Bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger viếng thăm Trung Quốc mục đích đàm phán hòa bình, có nghĩa là họ thừa nhận lỗi lầm về chiến tranh Việt Nam. Còn ông Khrushchev đến Mỹ, chỉ để thương lượng chiến trang lạnh, nhưng tôi không đi đến Washington, nay mai có thể Việt Nam đi Paris đàm phán với Hoa Kỳ, tại sao chúng tôi không thể đàm phán với Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, lý do chúng tôi chỉ yêu cầu Mỹ rút quân càng sớm càng tốt, chúng tôi không phản bội bạn Hồ Chí Minh".
Trái lại, các nhà lãnh đạo Việt Nam không tin và không chịu hiểu lời giải thích của Chu Ân Lai, kịch liệt phản đối cải thiện ban giao quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc lấy chiến tranh Việt Nam thúc đẩy Hoa Kỳ công nhận Trung Quốc, tất cả trên bàn hội nghị vì lợi ích trên hết của quốc gia Trung Quốc, Việt Nam phải hiểu, sở dĩ Trung Quốc viện trợ toàn diện và tham chiến tại Việt Nam cũng không ngoài mục đích trên.

Trung Quốc chuyển viện trợ cho đảng Cộng sản Bắc Việt, thông qua cửa Ải Nam Quan, ngày đêm rót người, xe, súng, đạn, quân nhu, vật tư vào chiến trường Việt Nam. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.

Lê Duẩn nói về mối quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc:
"…Chu Ân Lai dối trá không phải lần đầu, từ thời chống Pháp đến chống Mỹ, chúng tôi đã ăn quá nhiều thứ cặn bả của Chu Ân Lai, nay Việt Nam có suy nghĩ riêng về chuyến viếng thăm của Nixon tại Trung Quốc, nội dung chủ yếu thảo luận chiến tranh Việt Nam và các vấn đề có lợi cho Trung Quốc".
Lê Duẩn (黎笋) tuôn lời thẳng thắn thách đố:
"…Quý đồng chí Trung Quốc, đương nhiên đã sẵn sàng thảo luận những gì có lợi nhất cho Trung Quốc, nhưng tôi vẫn không làm theo, quý đồng chí không phải là bạn của người Việt, Việt Nam của tôi, Việt Nam là đất nước của tôi, Việt Nam không bao giờ có người bạn (Hán) như Hồ Chí Minh (胡志明), Trung Quốc không có quyền lấy quyết định để nói về các vấn đề của chúng tôi tại Việt Nam". [2]
Những năm 1971-1973, qua câu chuyện Richard Nixon, Henry Kissinger, Trung Quốc đã làm Việt Nam bất bình. Trung Quốc vội vã vô điều kiện, cung cấp thêm viện trợ cho Việt Nam để lấy lại thế thượng phong trong đàm phán với Hoa Kỳ. Trung Quốc cung cấp viện trợ trên 9.000.000.000 nhân dân tệ, theo "hiệp định viện trợ bổ sung quân sự", viện trợ này nhiều hơn tổng số 20 năm qua. Nhưng ở thời điểm này Việt Nam không còn tin Trung Quốc, trong khi đảng Cộng sản Việt Nam quay chiều xác định thân Liên Xô...  không còn nhắc nhở đến "tình đồng chí, tình anh em" với Trung Quốc như trước đây cũng đã từng thề "tình đảng vô biên".[3]
Trong lúc Việt Nam-Trung Quốc căng thẳng, có những đột biến chưa từng có, đặc biệt Trung Quốc viện trợ xoa dịu cơn thịnh nộ của Lê Duẩn. Sau khi suy nghĩ và so sánh viện trợ, Trung Quốc lấy quyết định cần giữ lại con mồi lợi ích quốc gia không cho tuột khỏi bàn tay mưu sự với Hoa Kỳ, chỉ cần tham khảo nước cạn với Việt Nam về một khía cạnh ngoại giao riêng tư với Hoa Kỳ sẽ đem lại kết quả cho Trung Quốc, khôn khéo hơn trao cho Lê Duẩn viện trợ vô điều kiện sẽ có kết quả. Lúc này Trung Quốc không thể viện trợ vượt quá khả năng kinh tế bởi trong nước gặp nhiều khó khăn. Để đối phó với quan niệm của Lê Duẩn,Trung Quốc chỉ cần viện trợ vũ khí để ông ta làm chủ chiến trường. Trung Quốc khẩn cấp gửi viện trợ đến Việt Nam đôi khi còn quá lượng qui định. Vấn đề tiếp tục viện trợ ở đây với mục đích chính nhằm xoa dịu Việt Nam nhắm mắt ngủ qua một đêm trăng mờ, và cũng báo tin cho đối tác hãy an tâm, bớt một chút thất vọng.
Nội địa Trung Quốc tự biết, tất cả còn tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế, tuy nhiên đang gặp khó khăn về sản xuất và công nghệ lạc hậu, nếu đeo đuổi viện trợ với tốc độ nhanh sẽ làm yếu Trung Quốc, có nhiều vật dụng không cần viện trợ theo chỉ tiêu, đã vượt quá mức độ trên khả năng viện trợ, một lần nữa Trung Quốc cạn kiệt kinh tế, thiếu kỹ thuật sản xuất, chỉ vì củng cố quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, nhưng mối bất hòa giữa hai anh em Cộng sản lân bang vẫn tiếp tục mặc cả.
Những nhà chiến lược Trung Quốc đưa ra nhận định:
‒ Trước tiên, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam phải có số lượng nhất định, vật liệu, thiết bị, quân nhu, quân lương, quân số phải theo từng trường hợp. Như trước đây, vào năm 1961, Việt Nam nhận viện trợ bởi đối tác tỉnh Quảng Tây, theo những đề xuất của Hồ Chí Minh, xây dựng thủy điện tại Lạng Sơn, cuối cùng 2 nhà máy thủy điện hoạt động quá kém chất lượng, công suất tuabin trung bình, quá trình sản xuất điện lực nghèo, những nhà máy phát điện lạc hậu, tuổi thọ sử dụng khoảng 2 năm, theo nhu cầu phải xây dựng lại nhà máy điện theo tiêu chuẩn đường "xích đạo" cho năng xuất cao, những nhà máy bán cơ giới vẫn sử dụng, cần thiết tuyển dụng nhiều lao động. Thất bại trong việc sử dụng khí đốt, thay vì tiêu thụ gỗ (một tấn rưỡi gỗ cho 1 tấn đường mía), chi phí 250 nhân dân tệ (1963). Khiếm khuyết của Trung Quốc sản xuất máy kéo, chất lượng kém xuất năng. Việt Nam sử dụng khó đạt chỉ tiêu, và những sản phẩm máy bơm áp suất cao nhưng chất lượng không vượt qua nhu cầu. Viện trợ cho Việt Nam thiếu những linh kiện thay thế bộ phận, và thậm chí chất lượng một số bộ phận máy kéo, máy bơm không thể sử dụng được bởi tháo rời thành mãnh.
Trung Quốc viện trợ những nhà máy :
‒ Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, cài đặt vào năm 1962 có tổng cộng 1806 bộ phận thiết bị, nhập cảng 226 phụ tùng từ Đài Loan, "thời gian xây dựng trì hoãn, tăng chi phí bảo trì quá cao cho chuyên viên Đài Loan, dẫn đến tác động tiêu cực". Trong khi đó, trợ giúp thiết bị của Trung Quốc vẫn còn tồn tại một số vấn đề về thiết kế lấp ráp, chẳng hạn quản lý khí đốt thất thoát, lò Gang thép Thái Nguyên do thiết kế sai sót, sửa chữa lại nhiều lần mới hoàn thành, thay vì tiết kiệm đã trở thành phung phí, kết quả giá thành cao hơn nhà máy gang thép tối tân nhất của Đức Quốc.
‒ Nhà máy dệt nhuộm Hà Nội thiết kế lỗi thời, nhiều lần thay đổi thiết kế, tác động xây dựng gây ra quá nhiều chất thải, gây ô nhiễm trong vùng lân cận.

Lê Duẩn đọc lời hiệu triệu trước toàn dân, toàn đảng, quyết tâm chống bành trướng Bắc Kinh. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Vào thời điểm này, tại lục địa Trung Quốc có phong trào ù lì, tiếp tục dẫn đến sản xuất chậm trễ hoặc không còn khả năng cung cấp nguồn viện trợ chiến tranh Việt Nam. Cơ sở hạ tầng Trung Quốc do Phong trào “Đại nhảy vọt” đứng trên sản xuất vì muốn xây dựng nhanh xã hội chủ nghĩa, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp viện trợ và đời sống của nhân dân Trung Quốc, chủ yếu không có đầu máy sản xuất và phân phối bị trì trệ. Càng nghèo thêm không có nguyên liệu, kỹ thuật thiết kế lỗi thời, sáng tạo tìm kiếm khoa học sản xuất không có, việc cung cấp các mặt hàng đã nhất định thời gian không đủ nhu cầu của nhân dân; có những thiết bị không có một đơn đặt hàng vẫn sản xuất, thiết bị cá nhân không được giải quyết, bởi tập trung vào viện trợ cho Việt Nam. Hơn nữa, phía Trung Quốc đã cam kết viện trợ không lường đến hậu quả, phóng tay quá mức mà Trung Quốc không thể có. Ngoài ra, Trung Quốc không hoàn thành các dự án tái thiết quốc gia.
Năm 1968, chiến lược gia Lý Cường (李强) tham dự cuộc hội đàm về những vấn đề thiết bị chiến tranh Việt Nam, cho biết:
"…Kể từ năm 1950 xem xét thực hiện được 273 dự án, nói chung không thực hiện đúng thời hạn chuyển giao khoảng 100 điểm nhập cảnh, đa số chỉ thực hiện nửa vời. Nói cách khác, chiến tranh Việt Nam, có hơn một nửa dự án của Trung Quốc vẫn chưa hoàn thành, tiến độ của dự án khó khăn để đáp ứng các nhu cầu của phía Việt Nam. Ngoài ra, thiết bị công nghệ cao, người Trung Quốc không thể cung cấp, gây cho Việt Nam nhiều thất vọng. Ví dụ, trong năm 1973, các cuộc đàm phán của Lê Duẩn (黎笋) và Chu Ân Lai (周恩来) được đặt ra: Việt Nam cần 3 triệu tấn ngũ cốc tinh chế, nhà máy và thiết bị để Việt Nam sản xuất xăng dầu, chất xơ, chất dẻo và những vật liệu cơ bản khác, hy vọng Trung Quốc cung cấp. Thế nhưng Chu Ân Lai (周恩来) đã bác bỏ những yêu cầu của Lê Duẩn, bởi vì Trung Quốc không thể cung cấp toàn bộ thiết bị kỹ thuật, do đó, Lê Duẩn quá thất vọng một Trung Quốc tình đồng chí tình anh em…"
Cuối cùng, Trung Quốc để lộ khiếm khuyết khả năng, không đủ viện trợ, do nội tại Trung Quộc yếu kém mọi mặt. Ví dụ, trong năm 1975, Chu Ân Lai cho rằng những nhà lãnh đạo Việt Nam có cùng một căn bệnh nghiêm trọng: "Mở miệng ra chỉ biết xin viện trợ chiến tranh, thời điểm này Trung Quốc có nhiều khó khăn nhất. Nay chúng tôi có được nhiều điều hiểu biết rút ra từ phía Việt Nam về tham nhũng viện trợ, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện viện trợ quá lớn. Tổng số tiền viện trợ cho Việt Nam vẫn tăng lên dần không giảm, đến nay có thể tính được 200 tỷ đô la [4]. Chúng tôi xin Việt Nam hãy cho hít một hơi thở thật sâu, nếu tình trạng này kéo dài sẽ có vấn đề khó chịu của chúng tôi".
Tháng 11 năm 1976, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng (范文同) gửi một bức thư cho Trung Quốc, đệ trình một danh sách viện trợ bổ sung lớn hơn quá 50%. Trung Quốc không có khả năng đáp ứng yêu cầu của bên nhà nước Việt Nam.
Tháng 2 năm 1977, Thứ trưởng Lý Tiên Niệm (李先念) gửi văn thư hồi đáp, và giải thích cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Tranh (阮筝):
‒ Trong quá khứ, chúng tôi đã hứa sẽ viện trợ cho Việt Nam, và cho đến nay đã đạt hơn 200 tỷ đô la, số tiền này phía Việt Nam sử dụng không được hợp lý, có hơn 170 dự án đã được cấp tín dụng xây dựng nhưng đến nay Việt Nam chưa thực hiện. Chúng tôi đã nỗ lực quá lớn chỉ vì nhiệm vụ, vì vậy không thể cung cấp viện trợ mới cho Việt Nam. Quý đồng chí nên biết, chính vì chúng tôi chịu gánh gồng viện trợ chiến tranh Việt Nam, đưa đến nền kỹ nghệ của Trung Quốc yếu kém, do thiếu sót trong đàm phán viện trợ, nay quý đồng chí đã tìm được một nguồn viện trợ mạnh mẽ với khả năng công nghệ tiên tiến của Liên Xô, mà Việt Nam đang thụ hưởng.
Trung Quốc lân bang đang quan tâm xuất khẩu vào Việt Nam, mặc dù chương trình viện trợ vẫn còn hiệu lực. Trung Quốc vẫn phải cảnh giác, cẩn thận để tránh can thiệp vào viện trợ không nhầm lẫn với xuất khẩu. Đặc biệt trong nội bộ đảng và nhà nước Việt Nam, có hai cánh máu đen và máu đỏ (tình báo Hoa Nam-KGB) tích cực hoạt động. Trung Quốc tránh né, sợ rơi vào tình trạng đối đầu với Liên Xô. Cộng sản Việt Nam áp dụng thủ đoạn nắm lấy những phương tiện tình báo Hoa Nam và cả KGB, tạo ra ấn tượng ngoại giao hai chiều, khiến chi phối Trung Quốc phải chạy đua ảnh hưởng Việt Nam. Mao Trạch Đông thấy được lối chơi trịch thượng của Lê Duẩn nên đã ra lệnh:
"…Yêu cầu, bộ phận quân sự chiến tranh Việt Nam trở về vị trí nhà cố vấn chiến lược, không còn bị ràng buộc bởi chỉ huy trên giấy của Việt Nam, họ đã đánh mất sự đúng đắn trong hiệp ước. Ý tưởng của Việt Nam đang suy nghĩ Trung Cộng là nước lớn, coi thường người khác, từ đây họ sẽ không tự chiến thắng, họ sẽ không còn kiêu ngạo. Chúng ta trừng trị chúng bằng phương tiện lịch sử, địa lý và những yếu tố khác. Chúng ta hãy cử động theo nhạy cảm này, đưa phía Việt Nam vào từng khớp để trị. Ví dụ, quân đội Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1965 cho đến nay hơn 1,3 triệu quân, nếu cần hành động đè bẹp Việt Nam tại chỗ. Thời điểm này Việt Nam rất nhạy cảm với những gì trước khi chúng ta hành động, tuy nhiên ý tưởng của Việt Nam và quý đồng chí cố gắng hạn chế tiếp xúc với Lê Duẩn. Bộ phận tinh nhuệ của Thông Minh (Hoa Nam) làm một thao tác giả trang, đưa đội ngũ y tế Trung Quốc giúp nhân dân Việt Nam điều trị những chứng bệnh nan y, quý đồng chí "thông minh" có nhiệm vụ giải độc và chướng ngại vật của phía Việt Nam, đồng thời phân phối tin tức đến mọi người dân, tạo điều kiện cho họ nhận định quân đội Trung Quốc có công ơn nghĩa nặng của nhân dân Việt Nam, tiếp theo công khai công bố những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, tạo điều kiện để nhân dân Việt Nam mặc nhiên chấp nhận tư tưởng Chủ tịch Mao, phù hợp với đất nước Việt Nam. Trong khi đó, những đồng chí có trách nhiệm "nghiên cứu lịch sử" và các ấn phẩm khác đã xuất bản liên tục về đề tài lịch sử Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Tìm hiểu phản ứng của nhân dân Việt Nam đối với những bài viết của Trung Quốc, đương nhiên chúng ta không hài lòng "vô ơn bội nghĩa" của Việt Nam”.
Năm 1966, Lê Duẩn thông báo cho Đặng Tiểu Bình:
"…Bởi vì chúng tôi rất nhiệt tình, nghi ngờ Trung Quốc muốn kiểm soát Việt Nam qua Hồ Chí Minh (胡志明), nay chúng tôi muốn nói thẳng thắn với quý đồng chí Trung Quốc, và nguyên nhân nào Trung Quốc ngăn trở nhân dân Việt Nam muốn hiểu thấu về lịch sử nguồn gốc của dân tộc mình". [5]

Báo chí Trung Quốc loan tải, luận bàn "vô ơn bất nghĩa" của Cộng sản Bắc Việt. Nguồn: Tân Hoa Xã.

Trung Quốc không phát triển được kỹ nghệ do cuộc Cách mạng văn hóa tàn phá, Mao Trạch Đông kêu gọi nhân dân Trung Quốc "nhiệt tình cách mạng" và "đấu tranh kinh nghiệm" đã lan sang các nước khác, và xoay mạnh vào cuộc chiến tranh Việt Nam chống lại Hoa Kỳ. Mọi cố gắng viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam không khác nào một "hình nộm đòi ăn cơm lạnh" (mâm cơm cúng cô hồn). Do đó, Trung Quốc cảnh giác Việt Nam ở mức độ cao. Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Lý Gia Trung (李家忠) kể lại:
"…..Lê Duẩn cần Trung Quốc viện trợ, bất kể công khai chống lại Cách mạng Văn hóa, nhưng rất lo lắng Cách mạng Văn hóa truyền vào Việt Nam, nó chỉ có thể bảo vệ chống lại và chống lại quy định, như vậy Lê Duẩn thay mặt cho toàn đảng Cộng sản Việt Nam. Ra lệnh không được phép tiếp nhận tư tưởng Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, bởi Việt Nam nhạy cảm đúng thời điểm thân Liên Xô. Việt Nam từ chối, mọi cử chỉ tạm thời không lưu ý Cách mạng Văn hóa, và sau đó lặng lẽ bỏ lửng. Tuy nhiên Hồ Chí Minh tìm mọi cách đưa Cách mang Văn hóa vào Đảng nhưng có nhiều trở ngại. Đôi khi, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, hổ trợ Hồ Chí Minh phát hành hàng ngàn số "Báo ảnh nhân dân" (人民画报), có nội dung Cách mạng Văn hóa, vả lại người dân Việt Nam không có điều kiện mua báo, cuối cùng tặng báo qua họp thư, chúng tôi đã từng tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hải Phòng nhiều tuần lễ phim Trung Quốc, và chương trình đặc biệt do nhạc sĩ Hồng Đăng Kí (红灯记) đệm đàn Piano, kết quả chỉ có 5 khán giả tham dự... sau đó Trung Quốc dùng phương tiện truyền thông dấy động tuyên truyền "tình hình đổi khác" đem đến thành công tuyệt vời, ở khắp mọi nơi niềm vui đón nhận Cách mạng Văn hóa vào mùa xuân". Nhưng không bao lâu tình hình Việt Nam-Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn, vì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã trong suốt thời gian này không bao giờ nói đến viện trợ hoặc Cách mạng Văn hóa….."
Lê Duẩn còn đẩy Cách mạng Văn hóa xa nhân dân, làm Trung Quốc bị thương rất nặng tại Việt Nam, vì vậy giữa Trung Quốc và Liên Xô, thì Lê Duẩn chọn sức mạnh mẽ hơn, một lần nữa Trung Quốc ngã ngựa, thua cuộc, bởi Trung Quốc mất hấp dẫn đối với Việt Nam. Mặc khác trước đây Trung Quốc thường hung hăng xâm lấn chiếm cứ vùng biển đảo Vịnh Bắc Bộ và vùng đảo Hoàng Sa. Việt Nam-Trung Quốc đã từng "tình đồng chí tình anh em", nay chỉ để lại tình thù và xung đột chưa đến.


Việt Nam gia nhập Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế)

Năm 1978, Việt Nam gia nhập Comecon (Hội đồng Tương trợ Kinh tế) theo quĩ đạo Liên Xô, gồm 11 quốc gia thành viên Bulgaria, Tiệp Khắc, Hungary, Ba Lan, Rumania, Liên Xô, Albania,  Cộng hòa Dân chủ Đức, Mông Cổ, Cuba, Việt Nam. Tổ chức này tự giải thể vào ngày 28 tháng 6 năm 1991, sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ.
Cùng năm, vào tháng 10, Liên Xô và Việt Nam ký kết "Liên Xô hữu nghị và Hiệp ước Hợp tác Việt Nam", hai bên thành lập một liên minh quân sự. Trung Quốc ngay lập tức chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, và hai nước Việt Nam-Trung Quốc chính thức đối đầu, sau đó xảy ra xung đột quân sự  ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến 2000 (21 năm).
Trung Quốc tham chiến tại Việt Nam, thua quá đậm, kết quả đổ máu hơn 320.000 binh sĩ và tính cho đến nay đã đổ viện trợ vào Việt Nam hơn 200 tỷ đô la (Chu Ân Lao cho biết) [5]. Việt Nam đã dành được nhiều tài liệu chiến tranh... dù đã nhận được nhiều viện trợ từ Trung Quốc nhưng không đồng nghĩa "nhớ ơn đời đời". Thực sự viện trợ của Trung Quốc đã bị phản tác dụng bởi vì Hồ Chí Minh lộ nguyên hình làm thân lính đánh thuê cho Trung Quốc. Họ Hồ để lại muôn ngàn hậu quả đau thương cho đất nước Việt Nam.

Huỳnh Tâm

Ghi chú:
‒ Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Lê Duẩn.
[1] Nguyên văn: 1949 11 月初周恩来就说 : "….一旦越南全部陷于法国之手,会威胁新中国的安全。有人把越南比喻为中国的下领,现在下领有危险,头部就不完全".
- 1950 年刘少奇也说 : "如果我们不去帮助越南,让敌人呆在那里,我们的困难就会更大,麻烦也就更大…".
[2] Nguyên văn: "….黎笋的回答听来声色俱厉: "同志,你愿意说什么都可以,但是我仍然不会跟从,同志,你是中国人;我是越南人;越南是我自己的国家;决不是你的"胡志明" (Hồ Chí Minh) 你没有权力谈论我们越南的事务….".
[3] Nguyên văn: "…而正是为了平息越南方面的怨气 ,1971-1973 年中国向越南提供了更多的援助,援助协定金额达90 亿人民币,单就军事援助来说,近两年的援助物资即超过以往20年的总和但越南此时已不再相信中国,这就促使越南决心亲苏制华…. "
[4] Nguyên văn: "…周文重说,越南的领导人大病: “打开你的嘴,请帮助只知道战争,这个时候中国有最大的困难现在我们有很多事情要了解.知道,从越南的援助腐败画,我们已实施的援助力度过大.援越总金额不增加逐渐下降,这可以计算为200美元十亿…". Hy vọng, Chu Ân Lai phóng đại viện trợ cho đảng Cộng sản Việt Nam lên con số quá khủng khiếp (200 tỷ đô la).

[5] Nguyên văn: "…因为我们都很热情,怀疑中国想在他的越南(胡志明的控制,现在我们想与您的中国同志坦率地交谈,并导致中国以防止越南人男人想把握自己民族的历史渊源

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét