Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam Kỳ 10/14

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam
Kỳ 10/14
Huỳnh Tâm
“…Cấp lãnh đạo Đảng CS Việt Nam đã hoàn toàn bưng bít cuộc chiến này, không muốn người dân biết giặc Trung Quốc xâm lăng biên giới phiá Bắc của Việt Nam. Họ muốn chạy tội bán nước, nên họ vận động bí mật khẩu hiệu "không muốn nhớ và hãy quên lãnh thổ"…”
Đảng CSVN mời giặc lấy máu dân Việt



Những tháng cuối năm 1983, các nhà tổ chức chiến tranh Trung Quốc không ngần ngại phát động xâm lăng Việt Nam, theo kế hoạch "tự vệ 2" của Quân Ủy trung ương Trung Quốc (CPC), đã lấy quyết định chọn chiến trường Lão Sơn làm trọng điểm vào ngày 2/4/1984. Trong kế hoạch "tự vệ 2", họ cân nhắc chiến thuật bí mật "引蛇出洞" (dụ rắn ra khỏi hang). CSTQ phát động kế hoạch này nhằm tiêu diệt những thành phần đảng viên CSVN không trung thành với Trung Quốc, những ai đã thân thiện với Liên Xô và có thể ảnh hưởng đến chính sách của chính quyền Việt nam.

Chủ nợ Trung Quốc, "chưa ăn cỗ đã lo lấy phần", đơn phương dùng chiến tranh để giải quyết món nợ mà đảng CS Việt Nam đã vay. Nhiều thập niên qua, Trung Quốc đặt vấn đề đòi nợ, thu hồi tài sản, cả vốn lẫn lời. Những món nợ chồng chất từ năm 1940 cho đến năm 1975, năm kết thúc cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Trung Quốc muốn thanh toán trước sau cùng một lúc.
Cuộc chiến biên giới Việt-Trung lần thứ nhất khởi sự vào ngày 17/2 và tạm ngưng vào ngày 16/3/1979, được che đậy dưới ngôn ngữ ngoại giao của Quân Ủy trung ương đảng CS Trung Quốc (CPC) bằng cụm từ "dạy cho đảng CS Việt Nam một bài học". Cuộc chiến tranh lần thứ hai vào ngày 2 tháng 4 năm 1984, Trung Quốc đưa quân vào lãnh thổ Việt Nam và dùng một cụm từ khác gọi là "tự vệ biên giới" để khơi động lòng thù hận Hán. Trung Quốc phát động kế hoạch "tự vệ 2", khởi sự năm 1984 và chấm dứt năm 1989, chiếm cứ toàn bộ vùng núi Lão Sơn (Laoshan). Họ khẳng định chiến lược này phải chiến thắng.
Qua hai cuộc chiến biên giới, cấp lãnh đạo CSVN đều hững hờ, đồng tình chấp nhận bán nước. Họ không hề có một lời nào phản đối, không hề loan tin hay thông báo với nhân dân về biên giới bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đảng CSVN đã dối trá cố tình lừa bịp dân tộc Việt Nam. Trên thực tế, CSVN đã đầu hàng và quy thuận Trung Quốc. Cuộc chiến Lão Sơn chỉ là một động tác chiến tranh giả che giấu sự mặc cả bên trong để mặc tình cho Trung Quốc tha hồ chiếm cứ lãnh thổ một cách hợp pháp. Nhân cơ hội này CSVN trả được khoản nợ đã đến thời kỳ đáo hạn phải trả. Đây là một vụ đổi chác khổng lồ: đổi chác vũ khí để lấy lãnh thổ. Hai đảng Cộng sản Việt Nam –Trung Hoa đã thỏa hiệp với nhau dời cột móc biên giới và lặng lẽ bàn giao lãnh thổ không thông qua phương thức ngoại giao và công pháp quốc tế.

Từ đó, đảng CS Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phép Trung Quốc xua quân vào chiếm một phần biên giới Việt Nam, và hai đảng CS Việt-Trung đồng thuận với nhau: "自卫战争结束后,双方都没有公布,贷款损失也下载信息从领土越" (sau chiến tranh "tự vệ", cả hai bên không công bố, không loan tải về tin mất hay còn lãnh thổ từ phía Việt Nam Tự vệ chiến tranh kết thúc. Song phương đô một hữu công bố, thải khoản tổn thất dã hạ tải tín tức tùng lĩnh thổ việt). Đảng CS Việt Nam đã lừa bịp nhân dân Việt Nam, che giấu sự thật để ngăn ngừa làn sóng phẫn nộ của nhân dân Việt Nam.

Trung Quốc thấy rõ nhược điểm của CS Việt Nam, nên những năm sau đó (khởi sự vào năm 1984) thực hiện tiếp kế hoạch "tự vệ 2". Trung Quốc qua hệ thống tình báo Hoa Nam đã áp lực buộc bộ chính trị đảng CS Việt Nam phải thi hành những điều Hồ Chi Minh đã hứa: cắt nhượng phần đất biên giới. Đồng thời chiến dịch "tự vệ 2" chọn chiến thuật biển người, dồn toàn lực cướp vùng núi Lão Sơn (Laoshan). Tất cả đã được chuẩn bị kỹ càng: kế hoạch bảo mật lực luợng trù bị, tại những căn cứ biên giới Vân Nam, trên 12 Sư đoàn, bộ binh, pháo binh, chuẩn bị viện binh v.v...

Mặc dù Trung Quốc có gài gián điệp trong bộ máy chính quyền CSVN, chiến trường Lão Sơn không diễn ra theo dự định. Tướng Việt Nam bị lâm vào tình thế đảo ngược đã biết ứng phó linh động. Do đó Trung Quốc đã không tung hoành mở rộng chiến dịch "tự vệ 2" theo khả năng đã có, dẫu có đổi chiến thuật phản công cũng rất vất vả, thường dè chừng thất thủ.
Chiến trường trải qua mấy năm đã chứng thực nỗ lực của một phần tập thể quân đội Việt Nam còn lương tâm giữ bờ cõi. Mặc dù họ biết rằng họ không được đảng CS Việt Nam yểm trợ về mặt chiến thuật và chiến lược, họ vẫn thể hiện tinh thần anh dũng, không chấp nhận thất thủ. Cuộc chiến biên giới Việt-Trung vì vậy không nguôi ngoai tiếng súng trong suốt 5 năm liền. Cả hai quân đội đồng quyết thủ, tranh giành tử sinh.

Chiến sự tại núi 425 bất phân thắng bại giữa hai quân đội Việt-Trung 1987. Nguồn: Bộ chỉ huy quân sự Vân Nam.

Lúc chúng tôi hiện diện tại đỉnh núi 425 đã chứng kiến xương xanh, cỏ mục, đắp lên 3 vòng chiến lũy. Nơi trú ẩn tạm thời cũng không thể bảo đảm an toàn, dù ở bên Trái có giao thông hào Trinh sát đang thi hành quân vụ, bên Phải có Bộ chỉ huy chiến trường Lão Sơn. Mọi tiếp xúc trên mặt đất, và dưới giao thông hào trở nên bí mật, phải theo lệnh mật khẩu từng ca gác phiên, tình hình chiến sự quá căng thẳng. Chúng tôi phải di chuyến đến núi đất 1580, để lại sau lưng một kho thuốc súng đang bừng bừng cháy. Trên đỉnh núi 425, mỗi lúc dồn dập tiếng bom đạn và khói lửa, khó hình dung được ngày mai núi 425 còn hay đã mất!

Ngồi dưới giao thông hào, được Hải Âu (海鸥DF-1, Q1) tường thuật về trận chiến tháng 4 năm 1984:
– Núi 1580, nằm trên đường biên giới Việt-Trung, ta cần chiếm vị trí chiến lược này, để kiểm soát con đường lộ, giao thông cả hai mặt biên giới Việt Nam-Trung Quốc, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam có khoảng 1.350 mét, được đánh giá chiến lược hàng đầu, có nhiều phiến đá lớn làm công sự thiên nhiên, hiện cho Trung đoàn 11 của ta đóng quân phòng ngư, và nghi binh.

Trong ký ức ngày hôm ấy của mỗi người lính Trung Hoa, chỉ còn lại trận cận chiến hãi hùng trên đỉnh núi đất 1580, quân ta (Trung Quốc) vừa pháo kích vừa kết hợp với bộ binh, cách quân địch (Việt Nam) 25 thước, bộ phận chiến đấu được lệnh phản công nhanh theo chiến thuật "dụ rắn ra khỏi hang". Pháo cối bắn như thể xả rác, câu vòng lên đỉnh núi 1580 không ngừng nghĩ với số đạn cao bằng núi, cuối cùng tiêu diệt được 22 rắn Việt Nam, phá hủy các khẩu súng cao xạ, và súng máy hạng nặng, xem ra khởi đầu chiến dịch "dụ rắn ra khỏi hang" không đem lại kết quả như ý.
  
Một người lính truyền tin đang chấp nối những quả mìn thành trái pháo. Ảnh: Hải Âu (海鸥DF-1, Q1).

Từ lúc chiến tranh "tự vệ 1" năm 1979, quân Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, phá tan 6 tỉnh biên giới, cho đến nay (1984), quân đội biên phòng Trung Quốc vẫn xem đỉnh núi 1580 như một pháo đài lá chắn thép, được thiên nhiên bảo vệ, ngoài ra còn có giao thông hào kiên cố, thêm vào dây thép gai, bãi mìn và các cơ sở phòng ngự hổ trợ.

Theo tình báo Trung Quốc cho biết:
– Trên đỉnh núi 1580, Quân đội Việt Nam phòng ngự mạnh mẽ nhờ công sự kiên cố, được phối trí theo địa hình hiểm trở, dù ta (Trung Quốc) bắn phá, hay đe dọa đến nghiêm trọng vẫn không tiến quân lên được, muốn dời quân địch đi nơi khác, quân ta phải nhổ hết những điểm chốt phòng ngự, cùng lúc dùng tâm lý chiến, chiêu mộ người dân địa phương, làm cảnh báo viên cho ta. Cuộc chiến đưa đẩy những người nón lá xuất hiện.
Cối pháo nối dài 82 quả lựu đạn, thiết kế đơn giản từ vỏ đạn buộc dây vào thùng đạn, có khả năng bắn nhiều loại đạn. Ảnh: Hải Âu (海鸥DF-1, Q1).

Ghi nhận lịch trình chiến tranh năm 1984 (phía Trung Hoa)
Ngày 02 tháng 4/1984. Khởi đầu chiến tranh quân đội Trung Quốc tổ chức 11 nhóm tiền đạo pháo kích, tiến quân vào địa điểm biên giới đã định trước. Cùng thời gian 2 đại đội pháo binh tiếp ứng bắn phá điểm núi 1580, nhưng vì công sự của quân đội Việt Nam kiên cố, có sức chịu đựng hiệu quả và che giấu hoả lực nhanh chóng. Pháo binh Trung Quốc kết hợp cối pháo kéo gần kích thước, giữ đúng chiến thuật "dụ rắn ra khỏi hang", theo qui luật ấn định, 100 súng cối pháo bắn bốn hướng phòng thủ của địch quân, buộc rắn ẩn phải chui ra khỏi hang, tiếp theo 82 súng không giật mồi lửa, tiếp ứng tấn công giả mạo, để thu hút quân đội Việt Nam tiến vào mục tiêu, và sau đó 152 đại pháo tập trung chụp đạn lên đỉnh núi.

Ngày 07 tháng 4/1984, một Trung đội trinh sát hướng dẫn 2 Trung đội không giật và bộ binh, đem theo 40 súng không giật loại SPG-9 cỡ nòng 73 mm, 60 súng không giật loại B–10 nòng 82 mm (DKZ hoặc SKZ). Đúng 6 giờ sáng, đi dưới sương mù, chen thân qua những khe suối, ngọn núi, bí mật mở ra khả năng tiếp cận, chọn lựa vị trí khởi động nhả đạn cối, chỗ ẩn thân tiện việc khi cần sơ tán đến nơi an toàn. Vào lúc 10 giờ, sương mù lên cao, mục tiêu của quân địch hiện ra rõ ràng, Trung đội trưởng phát cờ lệnh, lập tức 100 súng cối bắn vào quân đội Việt Nam, súng máy hạng nặng bắn vào hầm trú ẩn. Đội Trinh sát và phân đội súng không giật, khởi động bắn phá hiệu quả, nhanh chóng tiếp cận từ 300 mét đến gần nhất 1 mét.

Người lính đặc công D541, F41, Q1 Trung Quốc, đang cài mìn Định Hướng trước công sự tại đỉnh núi 1580. Ảnh: Hải Âu (海鸥DF-1, Q1).

Quân đội ta bắn tên lửa từ phía Bắc của núi 1580, trúng căn cứ của quân địch cháy lớn, đồng thời bắn bốn quả đạn pháo để tiêu diệt lực lượng quân đội Việt Nam đang tổ chức phản công. Đội pháo của ta, cho ra khỏi nòng 258 quả lựu đạn, ngay lập tức chụp xuống mục tiêu của nhóm binh tiền phòng ngự, sau đó tăng sức mạnh thêm mỗi khẩu súng 4 viên đạn, những vị trí địch quân hỗn loạn, giết chết 10, bị thương 8. Trước khi rút quân khỏi cuộc chiến phát hiện quân ta có đồng chí Trung úy Tưởng Bồi Dũng (Jiangpei Yong - 蒋培勇), và Thiếu úy La Vĩnh Thọ (Luoyong Shou - 罗永寿) bị thương nặng với 43 lính tử vong. [Lời bình của tác giả: Lần này quân đội Trung Quốc bị rắn cắn kẻ trộm đến nỗi phải "thất điên bát đảo].

Tại đỉnh núi Lão Sơn, ký số 1580. Sau cuộc chiến ngày 15/5/1984, quân đội Việt Nam để lại trên chiến hào, biết bao vỏ đạn thay cho xác người. Ảnh: Hải Âu (海鸥DF-1, Q1).

Ngày 15 tháng 5/1984, quân đội ta chiếm được núi 1580, cùng ngày liên tục săn bắt quân địch còn cố thủ tại những vị trí cũ, đội quân cảm tử phải đi xuyên xuống độ sâu giao thông hào, có công sự gác sàn tre, những đội cảm tử phá bẩy cài mìn, để tránh thiệt hại cho ngày sau. Có một tiểu đội đi vào giao thông hào sàn tre dài, khám phá địch còn bám trụ phòng thủ, liền cho nổ mìn chôn vùi luông những quân địch, không ngờ nơi đây chứa nhiều súng đạn, cả hầm đạn thi nhau nổ 2 giờ liền, rung chuyển cả rừng núi. Thừa thắng xông lên, quân ta tiến về phía trước cùng đội trinh sát lên đỉnh núi 1390, khám phá thêm một sàn tre chứa súng đạn, tiếp theo tại hang 160 chứa súng B-41, DKZ hay SKZ.
Đứng trên bình nguyên núi 1390, quan sát thấy đỉnh núi 1680 có vị trí chiến lược, khả năng kiểm soát một vùng bên trong biên giới Trung Quốc. Cách đó không xa, ở phía Bắc có núi cũ 1504, và phía Nam có núi 974.

Ngày 17/5, Trung đội trưởng trinh sát, hướng dẫn đơn vị B-41, thâm nhập núi 121, chạm sát biên sườn phòng thủ sau lưng của quân địch, quan sát từ cách sinh hoạt, và địa hình. đưa tin về Trung đoàn pháo binh chuẩn bị "bày binh bố trận".

Bệnh xá dưới lòng đất, tại núi 1580. Ảnh: NF3.86.

16 giờ, ngày 10 tháng 7. Trung đội Trinh sát nhận nhiệm vụ, sẵn sàng chiến đấu, phân chia thành các nhóm trinh sát tổ tam tam, tiến ra khỏi phía Nam, đi qua con đường đá dọc theo giao thông hào của Tiểu đội 621 đang trấn thủ.
Lúc 6 giờ 15, Trung đội bộ binh và nhóm trinh sát khởi hành từ đồi 316, tiến vào mục tiêu của ngọn đồi vô danh, trinh sát cho biết phải trở lại núi 316 vì nơi đây có cả một hệ thống giao thông hào bằng sàn tre kiên cố, muốn chiếm địa điểm này phải dùng đến hỏa lực pháo hạng nặng.
Đúng 17 giờ, Trinh sát báo cáo có khoảng 74 quân địch đang phục kích, nếu quân ta (Trung Quốc) tiến vào sào huyệt của chúng có thể không an toàn khi rút quân! Tuy nhiên điện thoại của bộ chỉ huy ra lệnh tiến quân có viện binh, Sư đoàn pháo đại bác, 122 khẩu bắt đầu bắn dò đường. Nhóm đầu tiên của ổ súng phía Nam cách 500 mét, nhóm 2 cách 100 mét về phía Đông, hai nhóm đồng mục tiêu cho phủ lửa xuống đầu địch, nếu cần tăng hỏa lực. Trận chiến pháo khởi động, chiếc xe xăng nhớt trúng đạn phát nổ, khói bay cuồn cuộn, quân địch trong doanh trại hốt hoảng, tán loạn. Và sau đó quân ta chuyển giao hỏa lực cho đội pháo A257 bắn qua vị trí núi 160, một phần bom ra khỏi mục tiêu, bao gồm vị trí, từ lúc ấy điều chỉnh lại toạ độ, đánh bom, trúng một kho súng đạn, vụ này nổ kéo dài 15 phút, quân ta chỉ mất 441 viên đạn pháo, tiêu diệt tổng cộng hơn 34 binh sĩ Việt Nam, phá hủy hai súng pháo, hai chiếc xe chỉ huy, doanh trại 24.

Cuộc chiến tranh này, quân Trung Quốc phối trí Trung đoàn 56 pháo binh, yểm trợ cho núi 1580, Trung đội pháo binh 349 hổ trợ núi 211, mỗi ngày bắn vào mục tiêu 463 trái pháo, tiêu thụ đạn dược cá nhân 126.619 viên, tổn thất trên 16 pháo SPG-9 nòng 73 mm, 41 súng không giật loại B–10 nòng 82 mm. Về phía Việt Nam bộ binh có 45 thương vong, 139 bị thương, phá hủy 14 súng máy pháo binh, phá hủy 122 công sự khác nhau, làm nổ hàng loạt kho đạn.

Quân đội Việt Nam chưa hồi phục khả năng chiến đấu để lấy lại vùng núi Lão Sơn (Laoshan), còn quân ta (Trung Quốc) đang củng cố mạnh mẽ hoả lực bồi dưỡng nhóm pháo binh 7.12, bị hư hao từ ngày 1 tháng 5 năm 1984, tuy các cuộc tấn công không gián đoạn pháo kích quy mô, và thực hiện được phòng ngự trước ngày 08 tháng 5, ngày 9 tháng 5/84 nhất định hoàn chỉnh phòng ngự tiền đạo. Hai ngày sau, ngày 11 tháng 5/84, 10 Trung đoàn pháo binh triển khai, lập chiến lũy ngụy trang giao thông hào, dựa lưng vào núi 968, 411, 251, 156, Bộ chỉ huy sẽ đưa ra những bí mật mở rộng chiến trường, làm chủ mạch máu sống. [1] Kết hợp bộ binh, pháo binh tấn công trực diện như cơn bão, mở cánh cửa Trinh sát đa chiều, viện binh nâng cấp liên tục tấn công, các phương tiện chiến thuật, chiến lược tăng tốc lực đẩy chiến đấu, chiếm cứ từng điểm, từng điểm, thời gian xâm lấn chiếm toàn vùng Lão Sơn (Laoshan) ấn định vào cuối năm 1984.

Trước ngày 11 tháng 6/1984. Quân ủy trung ương Trung Quốc (CPC) điểm danh lại vài trận chiến trước đó. Họ vội tổng kết kinh nghiệm qua những bài học chiến trường, lấy các cuộc tấn công để so sánh kích thước chiến tranh, phối trí chiến thuật tấn công quy mô hơn. Từ một quân đội có 14 quân đoàn bộ binh lao vào chiến trường, 5 quân đoàn pháo binh, và 2 Trung đoàn xe tăng yểm trợ. Trung Quốc hy vọng tung ra toàn lực để đè bẹp đối thủ.

Sau ngày 12 tháng 6/1984. Quân Ủy (CPC) lấy quyết định đưa 25 quân đoàn bộ binh, 8 Trung đoàn xe tăng, bọc thép, 15 Trung Đoàn pháo binh, mỗi Trung đoàn có 86 khẩu pháo, lực lượng chủ lực hàng đầu, phải làm sạch, giải tán quân đội Việt Nam, riêng núi 211, có Trung đoàn 152 pháo binh với 85 khẩu pháo, tất cả đồng hối hả lập pháo đài, họ chuẩn bị chu đáo cho khu vực khói lửa. Mọi điều chỉnh trước khi triển khai chiến thuật Lão Sơn (Laoshan) được báo cáo hoàn chỉnh, ngoài ra còn tăng cường trù bị 120 Trung đoàn bộ binh, những Trung đoàn pháo binh biệt lập cũng nhanh chóng lập phòng ngự tại biên giới giáp Vân Nam.

Trên đây là lời tường thuật của một sĩ quan Trung Quốc. Trong khi đó, quân đội Việt Nam không có lời nào công bố về thành tích chiến trận để cho nhân dân cả nước biết. Cấp lãnh đạo Đảng CS Việt Nam đã hoàn toàn bưng bít cuộc chiến này, không muốn người dân biết giặc Trung Quốc xâm lăng biên giới phiá Bắc của Việt Nam. Họ muốn chạy tội bán nước, nên họ vận động bí mật khẩu hiệu "không muốn nhớ và hãy quên lãnh thổ". Toàn thể cấp lãnh đạo CSVN đã trở thành tòng phạm bán-nhượng đất nước Việt Nam cho CS Trung Quốc. Đất nước Việt Nam đang lâm nguy, người dân có biết chăng sự hèn mạt của đảng CS Việt Nam. Đảng đã dâng đất nước này cho giặc phương Bắc rồi, đừng có biểu tình nữa bởi đã có đảng lo!


ÿ Huỳnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét