"…Năm 1957, Hồ Chí Minh bí mật "chuyển giao" đảo Bạch Long Vĩ cho Bắc Kinh, xem đó là việc riêng của đảng cộng sản. Nội dung cụ thể của thỏa thuận không có một người dân Việt Nam nào được biết. Mặc dù chử ký của của Hồ Chí Minh vô giá trị, nhưng đảo Bạch Long Vĩ đã bị Trung Quốc chiếm gọn…"
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hố Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Cũng trong ngày này tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố:
‒ Việt Nam hoàn tòan sụp đổ, đảng cộng sản của ta đại thắng, Trung Quốc không bị thiệt hại nào đáng kể, lợi ích quốc gia sẽ đến từ ngày hôm này.
Sự kiện đen tối nhất của Việt Nam khởi đầu vào năm 1978. Mối quan hệ "Tình đồng chí, tình anh em" của Việt Nam và Trung Quốc đã đến lúc không khoan dung, không khoan nhượng. Trung Quốc nhanh tay tính sổ cả vốn lẫn lời. Trước sau gì đảng cộng sản Việt Nam cũng phải thanh toán cho ông chủ lớn. Trung Quốc có ý đồ lấy món nợ chiến tranh để trừng trị Hà Nội. Trong sổ nợ, trên trang đầu tiên, Trung Quốc ghi, tính từ năm 1950-1978. Theo thuật cai trị của cộng sản, Bắc Kinh muốn Hà Nội khấu đầu (chịu làm "Chư hầu", bằng không Hà Nội bị "Chinh phạt"). Trung Quốc đã chi cho chiến tranh Việt Nam hơn 20 tỷ USD, tương đương khoảng 5.000 nghìn tỷ đồng nhân dân tệ, với thời giá năm 1978.
Ngày 25 tháng 7 năm 1955, Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh đàm phán vùng Vịnh Bắc Bộ. Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, đưa Hồ Chí Minh vào lạc thú xem các màn trình diễn kịch nói (hát tuồng), chủ đề "Tháng 9" (nhấn mạnh ngày 2/9/1945), tại vườn hoa Trung Nam Hải. Bắc Kinh theo nghi thức ngoại giao, phân ngôi thứ tự "chủ-tớ" một khi ở nơi sinh hoạt công cộng, Hồ phải ngồi cách một khoảng xa vị trí của Mao. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Năm 1978, Trung Quốc kết thúc viện trợ cho Cộng sản Việt Nam nhưng diễn biến lại không lấy gì tốt đẹp giữa hai quốc gia.
Thực chất Trung Quốc cản trở không cho phép Việt Nam thân Liên Xô. Họ viện cớ thu hồi tất cả vốn, lời lãi đã viện trợ cho Việt Nam. Hành động này của Trung Quốc mang nặng tính chất oán thù giữa người cộng sản lẫn nhau, họ không còn đề cao "Tình đồng chí, tình anh em". Số nợ này được phân chia thành bốn giai đoạn:
1- 1950-1954, Trung Quốc thành lập đảng Cộng sản Đông Dương, viện trợ cho Việt Nam chống Pháp.
2- 1954-1964, sau khi miền Bắc Việt Nam tuyên bố độc lập, Trung Quốc viện trợ kinh tế, tài chánh, quốc phòng củng cố chế độ Cộng sản chủ nghĩa.
3- 1965-1973, Trung Quốc cung cấp viện trợ toàn diện cho Việt Nam để cướp chính quyền miền Nam Việt Nam .
4- 1973-1978, sau chiến tranh Trung Quốc viện trợ tái thiết cho Việt Nam và củng cố quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam.
Trong 30 năm qua, Bắc Kinh buộc Việt Nam sống hòa mình theo ân nghĩa cổ của Trung Hoa, chủ yếu khía cạnh viện trợ và ngoại giao như sau:
Ngày 18 tháng 1 năm 1950. Trung Quốc công nhận ngoại giao và viện trợ:
A ‒ Trên trường quốc tế lần đầu tiên chính phủ Trung Quốc công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với người Pháp tại Việt Nam.
Lưu Thiếu Kỳ mời đại sứ Việt Nam Hoàng Văn Hoan thông báo:
‒ Trung Quốc công nhận Cộng hòa Dân chủ Việt Nam, tôi tin rằng Pháp Quốc sẽ trì hoãn việc công nhận Trung Quốc, nhưng chúng ta không sợ.
Năm 1964, Hoa Kỳ bước vào cuộc chiến tranh Việt Nam, Trung Quốc lấy thái độ kiên quyết viện trợ cho Việt Nam nhiều hơn. Chẳng hạn, ngày 24 tháng 6 năm 1964, Mao Trạch Đông đã gặp Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tướgg Văn Tiến Dũng và tuyên bố rằng:
"‒ …Đừng sợ sự can thiệp của Mỹ, một lần nữa không có gì hơn chiến tranh Triều Tiên, quân đội Trung Quốc đã một lần nữa được chuẩn bị, nếu cuộc phiêu lưu Mỹ đánh Bắc Việt, quân quân đội Trung Quốc đã từng có một quá khứ chiến đấu chống lại các lực lượng Mỹ …nhân dân Trung Quốc sẵn sàng, nếu Mỹ có khả năng gửi quân đội đến Việt Nam, Trung Quốc sẽ không xa lánh chiến tranh với Hoa Kỳ. Chúng tôi đi về hướng của các bạn, sẽ bước vào tham chiến vô điều kiện chống lại kẻ thù chung. Tất cả chúng ta cùng dòng suy nghĩ chiến đấu. Người dân Trung Quốc sẽ cung cấp tất cả vật liệu chiến đấu cho nhân dân Việt Nam, và mọi viện trợ vật chất cần thiết, bao gồm vũ khí. Nguyên tắc của viện trợ là không cần bạn yêu cầu, chúng tôi đã đưa ra sáng kiến viện trợ này, mong bạn nắm lấy trong bàn tay ….".
B ‒ Từ 1950-1978, ngoài thời kỳ chiến tranh Việt Nam chống Pháp, còn có một loạt tổng viện trợ giúp đào tạo cán bộ đảng, xây dựng cơ sở đảng. Trung Quốc đã cung cấp 203.6845 triệu nhân dân tệ (RMB). Trong đó: Viện trợ các tài liệu chung lên đến 100.6742 triệu nhân dân tệ, chiếm tổng viện trợ 50% , bao gồm thực phẩm 5.000.000 tấn, 2.000.000 tấn dầu, ô tô 35.000,600 tàu tuần tra, các khoản viện trợ quân sự trên 49.667.900.000 nhân dân tệ, chiếm viện trợ trong tổng số 24% , bao gồm súng 2.138.000 máy, 70.000 pháo phòng không, 1.240.000.000 đạn dược, 18.070.000 bộ quân dụng, 176 tàu chiến, 552 xe tăng đổ bộ, 320 xe bọc thép, hơn 170 máy bay, 18.240 tấn thuốc nổ, 65.000 động cơ điện, 35.000 vô tuyến điện, 11.170.000 quân trang cho những đơn vị binh chủng... có khả năng trang bị cho 200 triệu người, tương đương khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ. Viện trợ theo kế toán sơ khởi 36.261.900.000 nhân dân tệ, chiếm tổng viện trợ 18% , còn có những viện trợ đặc biệt, đã thành lập từ 339 đơn vị đến 450 đơn vị Sư đoàn.
Kể cả viện trợ xây dựng các nhà máy công nghiệp nặng, bệnh viện, viện nghiên cứu của bộ thiết bị; trợ cấp tiền mặt 635 triệu nhân dân tệ, chiếm trong tổng số 8%. Đặc biệt, tình trạng thiếu ngoại hối của Trung Quốc trong các trường hợp, hàng trăm triệu đô-la ngoại tệ viện trợ cho Việt Nam sử dụng cho đoàn quân cơ giới.
C ‒ Ngày 16 tháng 5 năm 1965, Hồ Chí Minh và Mao hẹn gặp nhau tại Trường Sa, trong buổi đàm phán Mao Trạch Đông đã nhắc nhở Hồ:
‒ Đảng của bạn và chính phủ Việt Nam phải có quyết định triển khai thêm quân đội từ phía sau ra phía trước, đẩy quân chính qui hoạt động nhiều hơn, nếu không việc hỗ trợ hậu cần phía sau sẽ bị ảnh hưởng.
Hồ chí Minh biết ý của Mao muốn đề cập đến chiến thuật biển người, (Mào thà lấy đất bỏ người), và yêu cầu Mao:
‒ Về các khía cạnh hậu cần, Trung Quốc có thể làm một số lĩnh vực đắc lực hơn nữa, quân chính qui Việt Nam-Trung Quốc nhất định tin tưởng vào hậu cần, do đó Việt Nam có thể huy động quân đội tiến lên phía trước như Chủ tịch đã dạy.
Mao Trạch Đông lập tức đồng ý. Ngày 09 tháng 6 năm 1965, Trung Quốc viện trợ phù hợp với các yêu cầu của Hồ Chí Minh. Trung Quốc liên tục gửi những Sư đoàn phòng không, kỹ thuật, đường sắt, hậu cần và những binh chủng quân đội khác tiến vào Việt Nam để thực hiện đường lối quân sự của Mao, cuộc viện trợ này kết thúc từ tháng 3 năm 1968. Tuy nhiên quân số viễn chinh thực sự của Trung Quốc đang đóng quân trong lãnh thổ Việt Nam không được tiết lộ; chỉ biết, từ 17 triệu quân binh có thể nâng cao đến 32 triệu quân, cụ thể nhất trong lãnh thổ Việt Nam đã có 13 quân đoàn.
Con số viện trợ của Trung Quốc hỗ trợ quân đội cho Việt Nam đã vượt ngoài kỷ lục, chưa từng có trong quân sử chiến tranh, bao gồm số lượng lớn pháo binh, có hơn 4.150 cao xạ phòng không. Dự kiến bắn hạ 1707 máy bay Mỹ, 1608 tù binh. Quân đội Trung Quốc lấy quyết định hỗ trợ kỹ thuật xây dựng hơn 1250 pháo đài, 1370 chiến hào, và những công sự khác nhau, xây dựng lại đường chiến lược 7, dài 1.206 km; đường sắt mới 117 km.
D ‒ Năm 1968, Trung Quốc hỗ trợ vận chuyển miễn phí lần thứ 2, gồm 178 chuyến tàu hỏa, giúp Liên Xô và các nước Đông Âu tham chiến tại Việt Nam, chuyên chở trên 576.523 tấn hàng cung cấp cho nhà nước Cộng sản Việt Nam. Vận tải lần thứ 3, hơn 185 chuyến tàu hỏa, tổng cộng 630.000 tấn hàng. Trung Quốc hoàn toàn miễn phí vận chuyển 138 triệu nhân dân tệ.
Theo thống kê, kế toán của Trung Quốc, vật tư chi tiêu quân sự đã trực tiếp chuyển vào Việt Nam, tổng cộng hơn 20 tỷ USD, theo kế toán hiện có khoảng 5 nghìn tỷ nhân dân tệ RMB, (Chú ý: chuyển đổi USD so với vàng trước những năm 1980 giá là $ 35/lạng vàng (ounce), và bây giờ giá là $ 1,600/lạng vàng (oz). Tỷ giá nhân dân tệ đô la hiện tại là $ 1=6,2 nhân dân tệ). Trong sự trợ giúp tổng thể, ngoài vay không lãi khoảng 1,4 tỷ nhân dân tệ của Trung Quốc. Ngay cả sự hỗ trợ thanh toán và cho vay, phía Trung Quốc cũng có thể giảm nhẹ lãi để giảm bớt gánh nặng cho Việt Nam.
Ví dụ, giữa tháng 7 năm 1965, khi Hồ Chí Minh đã ký kết "Hiệp định về viện trợ kinh tế và kỹ thuật của Trung Quốc đối với Việt Nam" (中国给予越南经济技术援助的协定).
Những năm 1963, Trung Quốc đã cho Hồ Chí Minh vay 100.000 tấn ngũ cốc, từ năm 1963-1965. Hồ Chí Minh vay thêm 196.500 tấn ngũ cốc, và phân bón 88.600 tấn. Ngoài ra Trung Quốc viện trợ cho Hồ Chí Minh, 3.400 tấn ngũ cốc, 18.600 tấn phân bón, tổng cộng trước sau lên tới 106 triệu nhân dân tệ.
Hồ Chí Minh bí mật liên hệ với các tướng lãnh Trung Quốc đến đảo Mã Bạch Sơn viếng thăm bộ chỉ huy viện trợ quân sự tại căn cứ Quân khu Nam Hải. (Từ trái sang) Đại tướng Vi Quốc Thanh, Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Trương Nhật Thanh (张日清) Bí thư tỉnh ủy Nam Ninh, Thiếu tướng Hà Đình Nhất (何廷一) Chủ tịch tỉnh Quảng Châu. Nguồn: Tình báo Hoa Nam.
Tháng 2 năm 1963, Trung Quốc táo bạo vừa giả danh, vừa bí mật "bàn giao" cho Hồ Chí Minh một góc đảo Bạch Long Vĩ (白龙) thuộc vùng đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ để làm điểm trung chuyển, cung cấp hàng hóa và viện trợ quân sự cho Việt Nam. Thực chất Trung Quốc không chỉ đã cướp lãnh hải của Việt Nam, mà còn dùng Bạch Long Vĩ làm bàn đạp trong tương lai hứa hẹn động thủ chiếm miền Bắc của Việt Nam!
Âm mưu thâm độc của Trung Quốc đã có Hồ Chí Minh hổ trợ sau lưng : năm 1945 là giai đoạn đầu cướp chính quyền, bước kế tiếp, chiếm vùng đảo Vịnh Bắc Bộ, và làng xã biên giới. Lúc đó Trung Quốc đã lấy quyết định cướp cả vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, nếu người Việt Nam phản ứng sẽ có Hồ uy hiếp bằng nhiều thủ thuật. Trung Quốc không bận tâm về mặt này.
Nhờ có Hồ Chí Minh hỗ trợ, Trung Quốc ngang nhiên thành lập căn cứ quân sự, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam bằng những hệ thống radar, xây dựng pháo dài kiên cố, và có hơn 2 Sư đoàn tác chiến phòng ngự tại đảo Bạch Long Vĩ. Bộ quốc phòng Trung Quốc vốn xem vùng đảo Bạch Long Vĩ là đặc khu chiến lược "bí mật hàng đầu "(秘密移交) tại biển Đông về hướng phía Bắc của Việt Nam. Hiện nay (2014) thành phố đảo Bạch Long Vĩ thuộc lãnh hải của Trung Quốc.
Trung Quốc chọn đảo Họa Mi (夜莺) và đảo Phiêu Phù Đích (漂浮的) để thực hiện những chuyển giao hàng viện trợ cho Việt Nam, tăng cường quân sự tại đảo Mã Bạch Sơn (马白山) thành lập bộ chỉ huy viện trợ cho Việt Nam dưới sự quản lý của Quân khu Nam Hải (军分区). Theo hồ sở lưu:
‒ Năm 1955, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đóng quân tại đảo Họa Mi trên một Sư đoàn, xây dựng trên 136 công sự kiên cố. Trên đảo có dân cư Việt Nam sinh sống bị quân Trung Quốc xua đuổi, buộc phải rời hỏi đảo.
Tháng 3 năm 1957, Đảo Mã Bạch Sơn thành lập cơ sở 4, chuyển giao viện trợ vũ khí nặng cho Việt Nam. Bộ chỉ huy chiến trường Việt Nam chính thức thành lập tại đảo Mã Bạch Sơn. Hồ Chí Minh thường bí mật đến đây tham khảo chiến lược, cũng là nơi phân bổ các tướng lãnh Trung Quốc nhảy vào Việt Nam, và đại diện cấp chính phủ thi hành chuyển giao ký nhận theo thủ tục viện trợ đến "ăn mòn" vùng đảo (đổi đảo lấy viện trợ).
Một số người Việt trong phái đoàn đến đảo, cảm thấy bất bình không hài lòng với lối ngoại giao cướp đảo của Trung Quốc. Một sĩ quan Trung Quốc ngang nhiên phát biểu:
‒ Chúng tôi là người Trung Quốc, chỉ chuyển giao những gì theo thủ tục viện trợ, ngoài ra không có lý do nào để quý đồng chí lưu lại trên đảo Họa Mi, nghĩa là đảo của Trung Quốc. Nếu sau này có bàn giao cho Việt Nam, chủ yếu là quan hệ song phương tốt đẹp với Trung Quốc. Dù sao Hồ Chí Minh đã có "tình đồng chí và tình anh em", một chút gần nhau….tuy nhiên vẫn phải có thủ tục thông qua nghi lễ.
Mao Trạch Đông hạ lệnh cho phép bộ chỉ huy phân khu Nam Hải Quân (军分区) Trung Quốc tiến quân chiếm trước đảo Họa Mi (夜莺 ) thuộc trong vùng đảo Bạch Long Vĩ (白龙尾). Một vùng Vịnh rộng lớn của Việt Nam ở phía Bắc, nay Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên thềm lục địa, quân Trung Quốc tràn lên đảo hảm hiếp phụ nữ, cướp bóc dụng cụ ngư nghiệp, đàn áp ngư dân, phá hủy cuộc sống hàng chục ngàn của ngư dân không còn đất sống.
Trong bản báo cáo, Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄) tiết lộ:
‒ Về tranh chấp vùng Vịnh Bắc Vịnh, thái độ của Trung Quốc có vẻ găy gắt, đôi khi hành động không khoan nhượng, phía Việt Nam thì nhu nhược. Sự mềm mỏng khó hiểu chỉ có thể giải thích họ Hồ đã bán nước. Hồ Chí Minh không hề lên tiếng, nhân dân trên đảo hỏi nhau: Hồ là người Việt hay là người Hán?
Quả nhiên Hồ nhượng đảo không nghi thức và dường như không có phản ứng... Từ đó Trung Quốc có lý do xem vùng đảo Bạch Long Vĩ là một phần của đảo Hải Nam, Việt Nam tự đánh rơi và xa Bạch Long Vĩ, một cách gián tiếp trao tặng Trung Quốc toàn vùng Vịnh Bắc Bộ.
Trung Quốc đã được quà tặng lớn, đúng như nhận định của Mao :
‒ Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, đảng cộng sản của ta đại thắng, Trung Quốc không bị thiệt hại nào đáng kể, lợi ích quốc gia sẽ đến từ ngày hôm này.
Trung Quốc đã chiếm đảo, còn tuyên truyền theo luận điệu đạo đức giả:
‒ Trung Quốc không tha thiết với vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, chỉ là tạm mượng thôi.
Đã là kẻ cướp có khi nào rộng lượng bao giờ, lòng nhân từ của anh cả cộng sản Bắc Kinh được thể hiển bằng đôi lời đơn giản:
"….Yêu cầu chính phủ Việt Nam ngồi vào bàn hội nghị phân định ranh giới, giữa đất liền Việt Nam và đảo Bạch Long Vĩ".
Từ đó đến nay (2014 ) Trung Quốc chưa bao giờ thực hiện đàm phán với Việt Nam về vùng Vịnh Bắc Bộ, họ chỉ nói không bao giờ hành. Thời đại nào Trung Quốc cũng rêu rao : "….Vịnh Bắc Bộ trong dòng chảy giữa Bạch Long Vĩ và đảo Hải Nam, tại phía Nam của Vịnh có lịch sử và truyền thống thủy sản của Trung Quốc từ đó đã có hàng trăm ngàn năm qua. Nếu có đàm phán với Việt Nam hai bên sẽ phân định lại, do sự "hiểu biết ngầm" (nhân nhượng), tuy nhiên làm thế nào để phân chia khu vực đánh cá truyền thống, vì trước đây đã được giải quyết bằng một câu ngắn "qui phục". Bây giờ chúng tôi phải tuân theo qui định mới, căn cứ trên khu vực biển đánh cá của cộng đồng người Hoa để kiểm soát ngư dân Việt Nam".
Anh cả Bắc Kinh của Hồ Chí Minh giảo hoạt, mạnh miệng cho rằng:
‒ Năm 1955, sau khi Trung Quốc giải phóng đất nước, đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh Quảng Đông, trước đây gọi là đảo Hoạ Mi (夜莺-Nightingale), đã là một phần của lịch sử Trung Quốc.
Luận giảo của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Trong vùng đảo Bạch Long Vĩ, ở phía cuối Nam trong vịnh có một làng chài tên Bạch Long Vĩ, có 71 gia cư người Việt, trong khi đó chỉ có 14 gia cư người Hoa. "Pháp Thanh Tân Ước năm 1885" đã phân định ranh giới, chữ ký còn đó chưa phai của nhữngquốc gia liên hệ Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.
Bản đồ vùng đảo Bạch Long Vĩ, có làng chài Bạch Long Vĩ màu dấu đỏ, theo: "Pháp Thanh Tân Ước năm 1885" còn ghi rõ. Nguồn: Pháp Thanh Tân Ước.
Vùng đảo Bạch Long Vĩ lấy hình ảnh từ vệ tinh 2014. Thế nhưng Trung Quốc vẫn cho rằng Việt Nam xâm lược. Nguồn: Cục Bản Đồ Trung Quốc.
"...Bạch Long Vĩ " diện tích khoảng 50.000 km vuông, nằm ở trung tâm của phía Bắc Vịnh Bắc Bộ vĩ độ 20 ° 1 ', kinh độ 107 ° 42'. Trong lịch sử biển đạo của Việt Nam, nghi quá rõ vùng vịnh Bắc Bộ có rất nhiều tên khác nhau do ngư dân Việt Nam cảm xúc tự đặt. Nhà Minh và nhà Thanh cũng đã xác nhận sự thật này. Ngày nay Trung Quốc trắng trợn muốn cướp lấy vùng đảo Bạch Long Vĩ và cả vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Tuy toàn đảng cộng sản của Hồ Chí Minh không lên tiếng, nhưng không có nghĩa dân tộc Việt Nam đồng tình, chấp nhận để đảng cộng sản bán đứng Vịnh Bắc Bộ và vùng đảo Bạch Long Vĩ để đổi lấy vũ khí. Nhân dân Việt Nam có quyền lên tiếng bảo vệ vùng đảo muôn đời cho đất nước.
Năm 1957, Hồ Chí Minh bí mật "chuyển giao" đảo Bạch Long Vĩ cho Bắc Kinh, xem đó là việc riêng của đảng cộng sản. Nội dung cụ thể của thỏa thuận không có một người dân Việt Nam nào được biết. Mặc dù chử ký của Hồ Chí Minh vô giá trị, nhưng đảo Bạch Long Vĩ đã bị Trung Quốc chiếm gọn. Quay ngược lại trước thời gian năm 1940, thử hỏi Trung Quốc có dám cầm nhầm vùng đảo Bạch Long Vĩ không? Hồ Chí Minh đã làm khổ đất nước Việt Nam quá nhiều cho đến ngày nay, Trung Quốc thừa biết điều này!
Việt Nam đã trải qua nhiều thời đại và nhân dân luôn tham gia vào việc quyết định đại sự sống còn của quốc gia, đến thời Cộng sản Hồ Chí Minh đạp trên đầu trên cổ dân tộc Việt Nam để đi tắt về ngang bán nước. Đảng Cộng sản Hồ đã chà đạp lịch sử Việt Nam. Họ Hồ lạm dụng quyền thế, nhờ Bắc Kinh hổ trợ cướp chính quyền, tự ý thông đồng với Bắc Kinh dùng một tờ giấy làm công hàm bán nước ngày 14 tháng 9 năm 1958. Hồ mượn Phạm Văn Đồng làm con sai dịch. Bắc Kinh thừa cơ hội bất minh, lấy đà quấy rối, cướp biển Đông của Việt Nam.
Trước đó vào năm 1957, Phạm Văn Đồng cùng Chu Ân Lai đã ký thỏa thuận với nhau, nhượng biển trong Vinh Bắc Bộ gồm vùng đảo Bạch Long Vĩ, vì họ Hồ muốn có phương tiện chiến tranh của Trung Quốc. Thử hỏi Hồ Chí Minh là ai? Có phải là người Việt không mà vui vẻ dâng đất biển cho họ Mao [1]
Tham khảo, lời tuyên bố của Chu Ân Lai: "Trung Quốc-Việt Nam ký văn kiện thỏa thuận nhượng đảo". Chứ không phải cướp đảo. Đặc biệt chữ ký của Mao là "mượn đảo". Dù nhượng hay mượn đảo, đối với Bắc Kinh, việc này đồng nghĩa với đảo thuộc lãnh hải của Trung Quốc. Trong văn kiện thoả thuận nhượng đảo nghi rõ: "Sau khi hoàn tất thỏa thuận. "Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung ương Việt Nam của Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yết kiến Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai để yêu cầu thông qua bản thoả thuận mượn đảo Họa Mi nằm trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, "Mượn" (借-tá) thành "sử dụng" (用-dụng) để xây dựng pháo đài và hệ thốngradar tiên tiến nhất nhầm theo dõi phát hiện máy bay của đế quốc Mỹ ở mọi nơi. Hồ Chí Minh thúc bách, yêu cầu Mao thông qua sơm văn kiện thỏa thuận nhượng đảo" [2]
Trung Quốc viện trợ hào phóng vì quyền lợi, không vì sợ bất kỳ mọi rủi ro nào hay rắc rối về sau bởi trong chiến lược đã có Hồ Chí Minh "tình đồng chí, tình quê hương". [3]
Cả hai Mao - Hồ cùng tuyên bố chung "Thoả thuận mượn Đảo" (借岛说) và " Thoả thuận chuyển giao" (移交说). Theo lý giải của Bộ nghiên cứu Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân xuất bản năm 1992: "Chúng tôi tranh chấp hải giới với Việt Nam, vấn đề dữ liệu vốn chủ quyền sở hữu đã quy định theo thỏa thuận". Thực tế những văn kiện trên Trung Quốc có được do Hồ Chí Minh thỏa thuận trao đổi vũ khí và Trung Quốc đề cập: "Vịnh Bắc Bộ phân định liên quan đến một yếu tố quan trọng, cụ thể là một hòn đảo ở giữa biển, ban đầu là một phần của đất nước Trung Quốc, như đảo Họa Mi được gọi là lục địa nổi, trong năm 1957, Trung Quốcchuyển giao cho Việt Nam, để đổi lấy cái đuôi phía Nam của đảo Bạch Long Vĩ, có 14 gia cư người Hoa. " [4]
Ngày nay Trung Quốc cho rằng tất cả trong tất cả, cho dù trước đó "mượn đảo" hay "chuyển giao đảo", đều một ý nghĩa: Trung Quốc trao vũ khí đổi lấy đảo của Việt Nam. Nói chung Hồ Chí Minh bán đảo bằng cách đổi vũ khi qui thành tiền. Thậm chí Hồ Chí Minh tham gia bằng một "cánh tay vào bí mật" (秘密移交方式- Bí mật dị giáo phương thức) bán Vịnh Bắc Bộ.
Theo nhà biên khảo Cao Kiện (高健) tác giả của cuốn sách "Trung Quốc và Luật Quốc Tế về Biển", và một cuốn sách khác có tựa đề "Lịch sử Bạch Long Vĩ lãnh hải Trung Quốc". Cả hai cuốn sách đều cùng nội dung, nhấn mạnh: "Vùng đảo của Trung Quốc tại Vịnh Bắc Bộ có giá trị từ tháng 3 năm 1957, đã thông qua việc chuyển giao bí mật giữa Hồ-Mao. "Vì vậy, một số điều kiện cụ thể của thỏa thuận, đồng có giá trị. Tuy nhiên cuối cuốn sách có cậu : "…những gì của vùng đảo Bạch Long Vĩ cho đến nay vẫn còn trong bí ẩn….". [5]
Lý do nào đảo Họa Mi (夜莺-Nightingale) của Việt Nam nhưng Trung Quốc "mượn", rồi sau đó đổi lấy cái đuôi của đảo "Bạch Long Vĩ". Tại sao lại có một "Phương thức chuyển đổi bí mật" (秘密移交方式). Rất nhiều nguồn giải thích khác nhau, cho rằng những tài liệu đã tham khảo không tiết lộ bí mật, tuy nhiên tài liệu của Hoa Nam hé lộ một cách tinh tưởng: …."Trung Quốc đứng đầu phong trào Cộng sản châu Á, kêu gọi các nhà lãnh đạo Cộng sản hỗ trợ cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam, Hồ Chí Minh và Cộng sản Việt Nam được Mao hậu thuẫn. Tuy nhiên Trung Quốc tránh mặt không muốn ai biết nhiều về cung cách "hiếu chiến" (参战国) của Mao, người đã trực tiếp tham chiến tại Việt Nam vào thời điểm đó. Mao đã trở thành người đối đầu trực tiếp với quân đội Mỹ tại Việt Nam. Vì vậy, Maolấy những đảo trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nơi quan trọng nhất, làm trạm trung gian chuyển vũ khí viện trợ cho Cộng sản Việt Nam.
Dữ liệu hiện có cho thấy rằng: Trung Quốc thực sự có mượn đảo Họa Mi làm nơi chuyển vũ khí giúp Việt Nam, trên đảo xây dựng một pháo đài trung tâm radar, và một số trại lưu trữ lượng lớn vũ khí với những vật liệu cung cấp chiến tranh cho Việt Nam, từ đó vận chuyển đến những nơi bí mật của Cộng sản Việt nam. Hồ sơ thỏa thuận về vùng Vịnh Bắc Bộ đề cập: "….về phía Bắc Việt Nam đã bí mật đầu hàng, dâng đảo "Họa Mi" cho Trung Quốc". Hồ Chí Minh người chịu trách nhiệm "chuyển giao" hải đảo. Mặt khác Hồ Chí Minh đã khôn ngoan muốn tránh lịch sử phê phán, tuyên bố: Công việc cũ, tôi nhớ lại "Có vẻ như tôi đã làm sai". (工作的老将军回忆 :“看来我是做错了一件事”). Chính Hồ chạy quanh quất, tìm đủ phương cách bán nước Việt Nam cho Trung Quốc [6]
Thành phố đảo, Vịnh Bạch Long Vĩ thuộc lãnh hải của Trung Quốc. Nguồn: Hành chính tỉnh Quảng Đông.
Trong văn kiện thỏa thuận đã được ký kết theo ngôn ngữ Trung Hoa, còn có hai chữ ẩn ý đầy ấp mưu đồ cướp. Danh từ "Tống khứ" (送岛) cho thấy thông tin này là thật. Chính Hồ Chi Minh đã bán toàn vùng Vịnh Bắc Bộ và nói lên ý nghĩa của nó "Tống khứ". Trong qui trình "chuyển giao" đảo, Mao và Hồ đã có những quyết định mù mờ khi ký nhượng đảo.
Sự kiện này không ngờ Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄) tổng chỉ huy quân sự Tiểu khu Hải đảo Hải Nam, đại diện cho Trung Quốc, lo thủ tục "chuyển giao" đảo, đã phanh phui ra. Ông có một uẩn khúc, vô tình phản đối, trong thỏa thuận bán nước của Hồ Chí Minh, có ghi: "Sáp nhập đảo Mã Bạch Sơn (码白山) của Hải Nam vào Vịnh Bắc Bộ". Thực chất sáp nhập vào vùng đảo Vịnh Bắc Bộ, chỉ là một lý cớ để sau đó chuyển quyền kiểm soát quân sự cho Tiểu khu Hải Đảo Hải Nam".
Trong thỏa thuận có một đoạn văn ghi là cướp hải đảo của Việt Nam:
"Năm 1950, Hải Nam và các đảo nổi trong vùng Vịnh được Trung Quốc giải phóng, đến đầu năm 1955, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đóng quân tại những hòn đảo này, xây dựng các công sự đảo. Buộc nhân dân Việt Nam đang sống trên đảo nhập tịch Trung Quốc, thay đổi điều hành làng-xã, quản lý người dân theo sinh hoạt người Hán, quân đội có nhiệm vụ kiểm soát đảo, hạn định tháng 4 năm 1955, mọi sinh hoạt trên các đảo phải ổn định”.
Đảo Họa Mi (Vịnh Bắc Bộ) trong vùng Vịnh Bạch Long Vĩ, nay đã thuộc quyền lãnh hải của Trung Quốc. Nguồn: Hành chính tỉnh Quảng Đông.
Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄) để lại nhật ký trong ngăn kéo Hoa Nam:
"…Thiếu tướng Cát Kiếm Hùng (葛剑雄), phó chỉ huy của quân đội tiểu khu Hải Nam, tháng 3 năm 1957, tôi được phân công làm đại diện cấp cao, có nhiệm vụ bàn giao đảo nổi giữa Việt Nam-Trung Quốc. Phía đại diện Việt Nam cũng có một phó chỉ huy thuộc tiểu khu quân sự Duyên Hải. Chúng tôi trao đổi tập tin tại đảo Mã Bạch Sơn, trước nhất bổ nhiệm tôi làm mệnh toàn quyền vùng đảo nổi trong Vịnh Bắc Bộ. Sau đó nhân dân và hành chánh Đảng ủy quận Hải Nam cho di dân đến đảo Bạch Long Vĩ. Người Trung Hoa phản đối như tôi ở buổi ban đầu, họ cho rằng nhà nước Trung Quốc đầu hàng, rút quân, mọi người không di chuyển. Một số người không hài lòng, nói rằng: Chúng tôi là người Trung Quốc, tại sao thay đổi đảo và các cơ sở khác trao cho Việt Nam”.
Đúng hơn, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh xem trọng việc cướp đảo của Việt Nam, và không hề quan tâm đến quyền sống của con người. Cộng sản đã chủ trương, nếu hôm nay chết một người dân rồi ngày mai sẽ sinh trăm, riêng lục địa, hải đảo, biển Đông chỉ mất chứ không sinh!
Đặc biệt trong buổi lễ bàn giao, được tổ chức trên đảo, tất cả các công tác chuẩn bị đã có sắp xếp và lệnh từ trên xuống, tài liệu đã sẵn sàng, thủ tục ký kết thực hiện chuyển giao theo nghi thức ngoại giao rấtchu đáo: Buổi lễ tổ chức trên sân thượng (桌上) pháo đài, khai trà hội, đặt thức ăn nhẹ, từ Hà Nội đem đến đảo, sau đó tổ chức một bữa ăn tối vào nử đêm. Phía đại diện quân sự Việt Nam cử một đoàn biểu diễn ca múa. Những thành viên trong đoàn kịch có nhiều người dân Trung Quốc, tuyển từ trong hội Hoa-Việt đã sinh sống lâu năm tại Việt Nam... trong lúc bàn giao đảo cho Trung Quốc, chủ yếu là quan hệ song phương tốt đẹp. Chúng tôi đã từng xem Hồ Chí Minh trong "tình đồng chí và tình anh em". Vâng, nay họ dâng hiến một chút đảo của Việt Nam thể hiện tình bạn, dành cho ông anh tốt, có xá gì! Nghi lễ bàn giao diễn ra khá long trọng". [7]
(Còn tiếp kỳ 15)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
‒ Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
[1] Nguyên văn: “为了支援越南的抗美战争,周恩来和越南总理范文同签署协议, 将我国北部湾里的白龙尾岛,出借给越南政府,让其在上面修建雷达 基地,作为预警轰炸河内的美国飞机,同时作为中国援越物资的转运 站. (《南海!南海!》, 伊始、姚中才、陈贞国等着,广东人民出版 社)
[2] Nguyên văn: 另一种说法则称:周恩来是“借岛协议” 的签署者,毛 泽东则是“借岛”的拍板者 : “越共中央委员会主席胡志明来到中国,通过周恩来总理向毛泽东请 求,让我们把位于北部湾海域的夜莺岛,'借'给越南'用'一下, 建一个前沿雷达站,用以监视美帝飞机的行踪,那时的中国,有点像 慷慨汉子,几乎没费什么周折,胡志明的请求就得到了应允.”
[3] Tác giả Tào Bào Kiện, biên khảo (Khấu tỉnh Trung Quốc Biển Đông), P133, Nhà xuất bản nhân dân Hà Bắc. (叩醒中国海), P133,曹保健,河北人民出版社)
[4]《我国与邻国边界和海洋权益争议问题资料选编》记载 :“ 北部湾划界涉及一个重要因素,即在海域中央的一个岛屿,原属于我 国,称为浮水洲或夜莺岛,1957年我移交给越南,越改称为白龙 尾岛.”
[5] 在历史上曾属中国领土,1957年3月通过'秘密移交方 式'将该岛移交越南.所以,当年具体的协议条款有些什么内容,迄 今是谜.
[6] Nguồn Hoa Nam : 一方面,中国作为亚洲共产主运动领袖,必须支持胡志 明的越共与美国支持下的南越之间的战争 ;另一方面 ,中国当时 并不希望直接卷入战争,成为“参战国”, 进而直接与美军对峙. 于是 ,作为援助越共的关键中间站——现有资料显示,中国确实在 夜莺岛上帮助越南建造了雷达站,大量的援越物资,也正是通过该岛 输送给了越共——“夜莺岛”就被“秘密移交”给了北越。
负责具体“移交”工作的老将军回忆 :“看来我是做错了一件事” .
[7] Tác giả Mã Đại Chánh "Đảo Tìm Về Cố Quốc", P42, Nhà xuất bản Nhân dân Tân Cương. (《海角寻古今》, P42,马大正,新疆人民出版社).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét