Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam Kỳ 6/14

Gic đã ùa vào nhà Vit Nam
K 6/14
Hunh Tâm
“…Theo tài liu mt đưc mã hóa, Quân y Trung Ương (CPC) đng CS Trung Quc đã khng đnh rng đng CS Vit Nam giao ưc không vin binh và ym tr phương tin cho quân tin tuyến ca h ti mt trn Lão Sơn Lào Cai, đng thi giám sát cht ch không cho đng biến mnh trên chiến trưng…”


LTS: Trong thiên phóng s này, tác gi Hunh Tâm cung cp cho chúng ta mt tm hình vô cùng hiếm v loi súng Ground Based Laser Guns ca Trung Quc đã s dng ti chiến trưng Lão Sơn vào ngày 07 tháng 6 năm 1987. Chúng ta nghe nói nhiu v loi súng này nhưng chưa bao gi thy tn mt súng này hot đng ra sao. Đây là ln đu tiên chúng ta đưc chng kiến tn mt sc công phá ca vũ khí này trên chiến trưng.

Ai đã bán đng biên gii Lão Sơn, Lào Cai Vit Nam?



Từ đầu hôm, mưa gió lạnh kéo đến biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Tây Bắc Việt Nam, tiếng sấm sét búa rìu của trời đất hòa trong tiếng đại pháo không còn phân biệt thiên nhiên hay con người nổi giận! Người ta nói "mưa thối đất" không sai, khắp đỉnh núi mưa nặng hạt, tầm tả cả rừng xanh, nước mưa tung đất nổi bọt cuốn trôi từng luồng, dẫn vào những giao thông hào bị ngập nước, đôi chân người lính ngâm dưới bùn non ngả màu xám sền sệt, trộn lẫn bùn lầy lội. Một gốc trời gió ảm đạm mưa hòa vào lửa đạn, ai cũng biết khi chiến tranh có thời gian khởi đầu, không có thời gian đình chiến, tiếng pháo cối tầm xa vẫn mỗi khắc liên miên gào thét, súng đạn thảm sát biết bao sinh mạng không phân biệt địch thù, cuộc chiến dai dẳng giữa hai quân đội Việt Nam-Trung Quốc, họ lấy người lính làm chiến thuật, hết biển người đến mở rộng xáp lá cà.
Dưới cơn mưa, tiếng sấm sét vang rền cùng với tiếng bích kích pháo thi nhau nổ không ngừng. Mỗi ngày trung bình trên 148 binh sĩ Trung Quốc và hơn 70 binh sĩ Việt Nam bị xóa sổ trong cơn mưa đạn này. Trên đỉnh, dưới lưng núi, trong giao thông hào nơi nào cũng thê thảm. Toàn vùng điạ đầu biên giới Việt Nam bao trùm bởi tiếng thét "hồn tử sĩ gió ù ù thổi" [2].



Đn bót quân biên phòng Vit Nam ti đim C211 Lão Sơn, nay b quân Trung Quc chiếm cnh: NF3.86.

Hai ngày 06 và 07 tháng 6 năm 1987 dưới cơn mưa tầm tã không ngớt, cảnh cận chiến vẫn diễn ra, không còn phân biệt đạn từ đâu đến. Chúng vô tư ầm ì thổi đến điểm qui định, khói lửa kéo hỏa lực tranh dành chốt tử chiến, cố thủ từng tản đá hay ụ đất, đôi khi chỉ cách nhau 8 mét. Hôm nay cũng không ngoại lệ, pháo binh của Việt Nam phản ứng trừng phạt bịt miệng không cho pháo binh của Sư đoàn 67 và 199 của Trung Quốc nói nhiều.
  


Pháo binh ca Sư đoàn 199 Trung Quc ti núi 177 Lão Sơn. nh: NF3.86.

Hình như binh sĩ Việt Nam đang tăng cường sức mạnh một lần nữa khôi phục vùng núi Lão Sơn, Quân báo Sư đoàn 67 của Trung Quốc cho biết:
– Sư đoàn bộ binh 31 của quân đội nhân dân Việt Nam xuất hiện bám sát chiến trường để chia sẻ phần chiến đấu cùng bạn, nói chung lực lượng này có tầm lịch sử, đáng chú ý khả năng chiến đấu của nó, mặc dù không so sánh với sáu đơn vị chính qui của nó, bởi mục đích duy nhất của sư đoàn bộ binh quyết tử với thiết bị quân sự tác chiến mạnh, cho nên Tư lnh Sư đoàn 199 Thiếu tưng Trnh Qung Thn (郑广臣- ZhengguangChen) nhận trách nhiệm bao phủ phía ngoài chiến trường Lão Sơn.
Có lần Đặng Tiểu Bình nói:
– Thà binh sĩ tử vong nhiều mà tiết kiệm thất bại.
Bắc Kinh xem binh sĩ tử vong là điều tất nhiên, miễn làm sao chiếm cứ cho được vùng núi Lão Sơn, mở rộng được biên giới mới gọi là thượng sách quân sự.

Tng đoàn quân xa Trung Quc di chuyn trong lãnh th ca Vit Nam.  nh: NF3.86.

Tiếp theo Đại đội 31 binh bộ của Việt Nam, khởi động chiến pháo quanh vùng núi Lão Sơn hầu kiểm tra độ sâu chiến đấu của quân Trung Quốc. Nhóm pháo hạng nặng bắn lên những đỉnh núi 169, 168, 146, 142, và kéo những điểm cố thủ của Trung Quốc xuống thấp phòng thủ, pháo binh phía Việt Nam hành động nhanh, muốn hỏa lực pháo binh kết thúc chiến tranh. Đêm đó, Tiểu đoàn 595 của Sư đoàn 67 phòng thủ trước, ngoài ra còn có yểm trợ của các lực lượng binh đoàn 167 và 164 ở phía tây của một ngọn đồi không tên, 3 tiểu đoàn súng cối bắn nhóm của Sư đoàn 199 và 67 đã lên kế hoạch tấn công, tiếng pháo vừa nổ đã lấy tại chỗ 4 binh sĩ Việt Nam. Tiếp theo quân đội Việt Nam đưa quân xong pha vào trận để giải cứu những binh sĩ bị thương, thời gian này pháo binh Trung Quốc giết thêm 1 địch quân. Mở đầu tấn công, quân đội Việt Nam không kịp trở mình đã thấy bất lợi, địch quân vội bắn trả thù Tiểu đoàn 3 của Trung Quốc, Tiểu đoàn 3 chấp nhận vào vị trí phòng thủ và đón nhận trước 230 đạn pháo cối ra khỏi vỏ đồng.

Sĩ quan Sư đoàn 67 Trung Quc b t thương. nh: NF3.86.

Bản thống kê những đơn vị của Trung Quốc tham chiến tại chiến trường biên giới Lão Sơn Lào Cai Việt Nam:
1 – Quân đoàn 11, 14 Côn Minh, tham chiến 4/84-4/85, tử thương 2749, trọng thương 4152.
2 – Quân đoàn 1, 11 Nam Kinh, tham chiến 12/84-5/85, tử thương 3942, trọng thương 3435.
3 – Quân đoàn 46, 67 Tế Nam, tham chiến 5/84-4/86, tử thương 4746, trọng thương 3257.
4 – Quân đoàn 21, 47 Lan Châu, tham chiến 4/86-4/87, tử thương 3654, trọng thương 3264.
5 – Quân đoàn 27 Bắc Kinh, tham chiến 4/87-4/88, tử thương 3087, trọng thương 3649.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày 25/4/88, quân Trung Quốc tử thương 15.178, trọng thương 17.757.

Theo tình báo Trung Quốc, những đơn vị Việt Nam bảo vệ biên giới Lão Sơn Lào Cai bao gồm:
1 – F313 QK2 [1], tham chiến 12/84-5/85, quân số 7.460, tử thương 848, trọng thương 946.
2 – F314 QK2, tham chiến 11/85-3/86, quân số 9.012, tử thương 975, trọng thương 719.
3 – F312 QK1, tham chiến 7/87-6/88, quân số 7.585, tử thương 787, trọng thương 625.
4 – F325 QK2, tham chiến 4/88-9/88, quân số 7.136, tử thương 819, trọng thương 537.
5 – F316 QK2, tham chiến 10/88-5/89, quân số 8.000, tử thương 923, trọng thương 612.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày 20/5/87, quân Việt Nam tử thương 4.352, trọng thương 3.439.

Binh sĩ Sư đoàn 67 Trung Quc b trng thương. nh: NF3.86.

Sau cơn mưa, quân đội Trung Quốc ngỡ ngàng nhìn thấy vị trí phía trước, núi C211 có quân Việt Nam chiếm đóng. Tuyến này đã mất từ sáng sớm. Sư đoàn 67 muốn giải cứu 215 binh sĩ Trung Quốc cũng bị bao vây, nằm trong vòng hoả lực chiến đấu rất mạnh của quân Việt Nam. Việc cứu và yểm trợ không còn cơ hội thuận lợi. Lúc này quân đội của Trung Quốc có phần nao núng. Cấp chỉ huy từ Tiểu đội đến cấp Sư đoàn chỉ biết cùng nhau cố thủ để chuẩn bị chiến đấu. Mọi hoạt động trên đỉnh núi C211 hầu như yên lặng, quân Trung Quốc chờ đợi cơ hội phản công lấy lại chân núi.
Khi ấy quân đội Việt Nam thẳng tay đè bẹp quân Trung Quốc không cho ngóc đầu máu bành trướng tại chiến trường, xem ra một lần nữa quân Việt Nam ngạo nghễ trước chiến thắng phi thường. Sự đoàn 67 và 199 của Trung Quốc không ngần ngại thay đổi chiến thuật đánh cướp nhanh, tập trung vào các chốt điểm phòng thủ yếu nhất của binh sĩ Việt Nam, đẩy mạnh phản công. Tất cả binh lính của Sư đoàn 67 đang chờ lệnh bám vào các giao thông hào quen thuộc với điạ hình của các khu vực phòng thủ, phát triển và cải thiện các kế hoạch khác nhau, đồng tiến đánh vị trí tiêu diệt địch quân, và tăng cường xây dựng lại những giao thông hào bị ngập nước để ổn định phòng thủ, giảm tối thiểu thất thủ, tạo ra cơ hội thuận lợi đối mặt với quân đội Việt Nam và tránh thương vong trong vụ pháo kích hôm qua.

Sư đoàn 67 nổ lực đưa quân trinh sát tiếp cận quân đội Việt Nam, thay đổi mô hình tác chiến thành một mạng phản công chính xác, và hoàn thiện tấn công cho cháy phía trước địch. Sư đoàn 67 liên lạc đỉnh núi 255 sử dụng vòi Ground-BasedLaser Guns, tập trung thành mạng lưới trao đổi lửa cấu hình.
Diện mạo cuốc chiến thình lình thay đối khi nhóm trinh sát của Trung Quốc chuyển mật hiệu MB84B của tên gián điệp ẩn nấp trong quân đội Việt Nam. Kết quả là quân đội Việt Nam mất hết khả năng chiến đấu tại chiến trường biên giới Lão Sơn, tất cả những cuộc hành quân chớp nhoáng bỗng bị vô hiệu hóa, và từ đó quân Trung Quốc nắm được mọi động thái phản công của phía Việt Nam.



Ngày 07 tháng 6 năm 1987, quân đi CS Trung Quc s dng vũ khí Ground-Based Laser Guns ti chiến trưng Lão Sơn Lào Cai Vit Nam.Ngun: Hoa Nam.

Một lần nữa CS Trung Quốc đẩy mạnh chiến tranh, quyết định chiếm cho bằng được lãnh thổ của Việt Nam, Quân Ủy Trung Ương (CPC) đảng CS Trung Quốc tái xuất lệnh "tài khí" tăng cường vũ khí phun lửa hình cầu nhằm tiêu hủy hỏa lực phòng thủ của Việt Nam, phối trí lại kế hoạch 3, chiến thuật chống tấn công, tăng cường phòng ngự, và cải thiện hệ thống thông tin, liên lạc giữa các mạng lưới trong chiến dịch "thánh tử đạo".

Những nhà chiến lược Trung Quốc nhận xét quân đội Việt Nam trên chiến trường: "Một Việt Nam đối đầu mười Trung Quốc", tiêu biểu Tiểu đoàn 3 của Sư đoàn 199 đã phá hủy chuỗi dài giao thông hào quân Việt Nam. Đến tối ngày 25/11, quân đội Việt Nam công khai trực diện tấn công. Cùng ngày quân thám báo Sư đoàn 67 Trung Quốc phát hiện 41 binh sĩ thiệt mạng và một người bị thương nặng không hiểu vì nguyên nhân nào. Quân số Tiểu đoàn 3 có từng ấy binh sĩ đã bị thiệt mạng không tiếng súng, chẳng nhẽ Việt Nam sử dụng vũ khí Ground-Based Laser Guns. Một câu hỏi lớn xuất hiện trong tâm trí của binh sĩ Trung Quốc: "Có phải đây là một bài học mang theo hương vị khủng khiếp đầu tiên ?". Dường như binh sĩ Trung Quốc quá sợ hãi, nghĩ rằng không còn nơi ẩn thân. Các nhà chiến lược và cấp chỉ huy quân sự Trung Quốc liền xuất lệnh nhanh, không thể nào chấp nhận chôn vùi chiến dịch "tự vệ biên giới", đồng thời lôi kéo theo tên tuổi Đặng Tiểu Bình. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy cảnh tượng loạn thần kinh của phía Trung Quốc



Kho đn Pháo binh ca Trung Quc ti vùng núi Lão Sơn, ngày 28 tháng 11 năm 1987. nh: NF3.86.

Theo tài liệu mật được mã hóa, Quân Ủy Trung Ương (CPC) đảng CS Trung Quốc đã khẳng định rằng đảng CS Việt Nam giao ước không viện binh và yểm trợ phương tiện cho quân tiền tuyến của họ tại mặt trận Lão Sơn Lào Cai, đồng thời giám sát chặt chẽ không cho động biến mạnh trên chiến trường. Cho nên ngày 26 tháng 11, pháo binh của quân đội Việt Nam bắn đi những trái đạn vu vơ, so với cách đây vài ngày, vào hỏa lức quân đội Việt Nam trở nên yếu ớt. Theo kế hoạch của các cấp lãnh đạo CSTQ và CSVN, quân đội CS Trung Quốc an nhiên tiến hành chiếm Laoshan. Họ đã dứt khoát an bài công tác với nhau trong tình "anh em xã hội chủ nghĩa" và đã mật ước với nhau hai bên cùng có lợi trên xương máu của binh sĩ Trung Quốc và Việt Nam!

Bầu trời ngày 28 tháng 11 bắt đầu kéo mây, mưa phùn với sương mù che khuất cả rừng núi, quân đội Việt Nam lợi dụng thời điểm này cho pháo binh câu lên đỉnh núi hòa với tiếng mưa đổ. Thám báo quân đội Trung Quốc mất hiệu năng, quan sát chiến trường trong điều kiện bất lợi, khó thực hiện các hỏa lực pháo binh đánh trả trong mưa. Sau đó Sư đoàn 199 nhảy vào yểm trở,  bắn pháo bừa bải để đàn áp các vị trí pháo binh Việt Nam. Quân đội Trung Quốc chỉ mong mưa pháo liên tục này làm vở tổ địch quân Việt Nam. Đến 16 giờ chiều cùng ngày, hai bên ngừng bắn pháo, vỏ đạn súng cối của pháo binh Trung Quốc chất cao trên núi Lão Sơn lến đến "1.422,2 mét".



V đn pháo cho ra khi nòng súng, ngày 28 tháng 11 năm 1987. nh: NF3.86.

Hôm sau thám báo Trung Quốc phát giác đội quân Việt Nam đang di chuyển trong giao thông hào ở vùng núi đất 167-164, họ liền gọi pháo binh Sư đoàn 199 phản công. Một giờ sau họ xóa sổ hoàn toàn hỏa lực súng cối và giết chết 23 chiến binh Việt Nam. Tiểu đoàn 3 được bổ sung tiếp nhận đầy đủ đạn dược, và trang bị cối pháo cỡ lớn, cùng ngày Tiểu đoàn 3 thổi khỏi nòng pháo 1.376 quả đạn, và sử dụng súng phun lửa vào giao thông hào của binh sĩ Việt Nam. Kết quả thu về chỉ có vỏn vẹn 11 binh sĩ Việt Nam tử thương. Họ thổi phồng cho đây một tổn thất đáng kể của phía địch.

Tiếp theo mặt trận tại núi 166 bùng nổ, pháo binh của Trung Quốc khạc ra 1.358 quả đạn khỏi nòng cối, đàn áp binh sĩ của Đại đội 31 thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Trong lúc cuộc chiến thắng thua chưa ngã ngũ, các nhà quân sự Trung Quốc vùng núi Lão Sơn triệu tập và bày ra trò phân tích chiến lược và tóm tắt những kinh nghiệm cho bài học chiến trường, đi trước các lực lượng địch quân Việt Nam, tổ chức lại hàng ngũ, sử dụng đạn pháo như phương pháp chính đàn áp địch, phối hợp, yểm trợ pháo binh hoạt động mạnh mẽ, chủ ý trên chiến trường phòng ngự, tấn công mục tiêu phải linh hoạt, tạo ra điểm tựa phòng thủ trước khi tấn công; tinh thần chiến đấu bộ binh phải đồng nhất. Trong buổi thảo luận này họ đã đồng ý cho rằng:
– Bộ binh mạnh mẽ sẽ hỗ trợ hỏa lực pháo binh, đưa địch quân vào thế hết khả năng chiến đấu, và không cho địch quân trở tay phòng thủ.

Quân đội Trung Quốc ra hiệu lệnh tấn công, từ đó pháo binh bắt đầu rót vào vị trí quân sự phía trước quân đội Việt Nam. Pháo binh Trung Quốc bắn phá không ngừng nghỉ, đạn chụp xuống đầu các điểm chốt của những sư đoàn chủ lực Việt Nam. Vài ngày sau đó sức mạnh pháo binh của Trung Quốc dần dần yếu đi hoặc ngừng bắn vì kết quả không đem lại bao nhiêu. Mặc dù những trung đoàn pháo binh của Trung Quốc đã quyết tâm bắn phá và dùng số lượng đạn pháo khổng lồ để sang bằng vùng núi Lão Sơn thành bình địa, hỏa lực pháo binh của 67, 199, Quân đoàn 11, Quân đoàn 14, Quân đoàn 1, Quân đoàn 11, Quân đoàn 46, nhận được hàng triệu tấn đạn pháo cối, kết quả không đem lại nụ cười cho những nhà chiến lược Trung Quốc. Cuối cùng mục tiêu trấn áp không đi đúng như kế hoạch pháo binh Trung Quốc đã định.

Trong khi ấy Quân đội Việt Nam chuyển hướng phản công. Đêm hôm sau ngày 30 tháng 11, hỏa lực quân đội Việt Nam sẵn sàng nâng cấp tấn công, quyết tâm tạo ra hỏa lực pháo binh, thổi cơn phẩn nộ của bão lửa vào hàng ngũ địch. Cuộc tấn công thực hiện từ 20 đến 30 phút, chiến trường phân định hỏa lực nghiêng về phía quân đội Việt Nam, nhờ dòng lửa chuẩn xác, và sau đó một lần nữa chuyển đổi hướng tấn công đạn pháp chụp xuống đầu quân đội Trung Quốc, một trận chiến do bộ binh và pháo binh phối hợp nhịp nhàng.

Tôi có mặt tại điểm đứng của địch quân Hán mà lòng cảm thấy hứng khởi. Dù bọn nước thải Cục Quân báo, Cục Phản gián, Tổng Cục 2 tình báo Việt Nam, và cả Ban Chấp hành Trung ương đảng CS Việt Nam, có âm mưu bán đứng lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc, nhưng binh sĩ của F313 QK2, F314 QK2, F312 QK1, F325 QK2, F316 QK2, không bán Tổ quốc này cho bành trướng Bắc Kinh.

Chiều hôm sau có tin vui, báo Quân đội nhân dân Trung Quốc số ra ngày 30/11/1987, tại cột 2 loan tải bài tường thuật tại chiến trường biên giới Laoshan, Lào Cai, Việt Nam, bởi ký giả Trịnh Hòa... 郑和...:
– Ngày 30 tháng 11/1987. Thư hùng pháo binh và bộ binh, tuy đối phương tấn công loại bỏ quân ta khỏi vùng chiến Lão Sơn, và sau đó ta phản công, kết quả địch tử thương 2 ta chỉ 1! Chiến trường đang nóng cháy mùi thuốc súng, trận chiến biên giới Lão Sơn nhất định ta thắng.....
Tin này được tung ra bất ngờ và thiên hạ hiểu ngay ký giả Trịnh Hòa... 郑和... muốn nói điều gì, quả nhiên có viết, có lách. Độc giả tinh ý đọc đảo ngược tin sẽ thấy toàn diện cuộc chiến, và phơi bày trạng thái thụ động của quân đội Trung Quốc, như trước đây quân đội Trung Quốc thường ca bài "ra quân ít thắng lớn", nay đã bất lợi rồi, phải nói "ra quân lớn thắng nhỏ". Nếu Việt Nam có dũng lược, toàn lực quân dân và đảng CS cùng một lòng thì Trung Quốc không có cơ hội để nạt nộ, la lối lớn tiếng, dùng vũ lực để xâm chiếm đất nước Việt Nam. Vì bạc nhược, nên đảng CS Việt Nam đã làm khổ quân đội trên chiến trường biên giới Lão Sơn, Lào Cai.
Sau thảm bại này, Trung Quốc vẫn muốn chiếm cho bằng được lãnh thổ Việt Nam, vì vậy họ đột ngột thay đổi chiến thuật, phát động cuộc tấn công mới, đặt các phân đội trinh sát thường xuyên tiếp cận tình hình, và bỏ trống các vị trí đã chiếm đóng, đưa phòng thủ ra ngoài căn cứ, tạm thời cách 100 mét, từ đó khai thác địa điểm đóng quân của pháo binh Việt Nam. Các lực lượng quân sự Trung Quốc tấn công tùy theo báo cáo của phân đội trinh sát, chuyển sang chiến thuật biển người và bão lửa.

Đại đội 31 của Việt Nam rơi vào vòng bao vây trước. Tiểu đoàn 3 của Trung Quốc gia tăng tốc độ chiến đấu tại điểm núi 168. Đại đôi 31 phải đương đầu với hai mũi tiến công  pháo kích nhả bão lửa trên đầu và bên dưới là tiểu đoàn 3 Trung Quốc. Cả hai lực lượng liên tục quấy rối với nhau, chiến cuộc căng thẳng trong đêm 2/12. Pháo binh và bộ binh tiểu đoàn 3 Trung Quốc tung ra 14 đợt tấn công nhằm chiếm các điểm chốt, và giao thông hào, nhưng chỉ tiêu diệt được 4 binh sĩ của Việt Nam. Những binh sĩ quyết tử Việt Nam di chuyển đến vị trí điểm núi 154, tung đạn lửa đàn áp lại Tiểu đoàn 3, làm tử thương 21 binh sĩ Trung Quốc. Cùng lúc một tiểu đội của Việt Nam, ẩn mình trên điểm núi 166 dùng lựu đạn ném cầu vồng vào vị trí của Tiểu đoàn 3. Nhưng cuối cùng Đại đội 31 Việt Nam bị Tiểu đoàn 3 Trung Quốc đẩy lui khỏi núi, để lại 2 xác binh sĩ.

Thực ra Đại đội 31 đã bị đánh cắp mã danh trước thời điểm tấn công, binh sĩ Việt Nam chạm phải phòng thủ của núi 168, và pháo binh Sư đoàn 199 đẩy lùi quân Việt Nam. Trong lúc cuộc đụng độ chưa phân rõ thắng thua, Đại đội 31 của Việt Nam lấy quyết định phân chia biên giới tại đồi núi 167 với quân Tiểu đoàn 3 của Trung Quốc, dùng tấn công làm chiến thuật, vì nếu họ cố thủ tại chỗ chắc chắn họ sẽ thất bại. Cả hai bên đều nỗ lực giành chiến thắng, cả hai đều nằm trong thế sống còn.

Mặc dù Đại đội 31 là một đơn vị nhỏ nhưng chiến đấu theo bản lĩnh của cấp Sư đoàn, đôi khi họ có những chiến thuật thăm dò quân tình để ra tay tấn công trước. Binh sĩ có một nội lực quân kỷ mạnh mẽ, ngoài chiến trường họ là những người trung phong. Đây là một đơn vị đồn trú kiên định tự vệ biến giới Lão Sơn Việt Nam, họ là những con người sống chết để bảo vệ Tổ quốc. Họ chiến đấu không vì lòng trung thành với chính thể đảng trị CS Việt Nam nhưng họ sẵn sàng hy sinh tính mạng khi đất nước cần.

Trong lúc trận chiến đương ở thế giằng co, cả hai bên đều thận trọng nằm trong thế phòng ngự. Quân đội Trung Quốc tiếp tục tăng cường mặt trận. Nhưng rồi không hiểu lý do nào cấp chỉ huy lực lượng quân sự của Việt Nam quyết định bỏ rơi các đơn vị Việt Nam đang chiến đấu ra ngoài chiến trường Lão Sơn. Tình báo Hoa Nam đã cài người xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo quân đội Việt Nam và họ theo lệnh của Trung Quốc bí mật bán lãnh thổ Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên kẻ thắng ngồi vào ghế của kẻ chiến bại, theo đúng kế hoạch Trung Quốc thâu tóm Lão Sơn. Tất cả quân tướng Việt Nam đứng trước sự kiện đảng CS bán nước Việt Nam cho Trung Quốc đều bị bịt miệng và phải im lặng. Kể từ thời điểm này, tất cả binh sĩ Việt Nam, dù còn sống hay tử vong, đã từng tham chiến tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai không được ghi tên tuổi vinh danh do lệnh của cấp lãnh đạo CS Việt Nam. Tất cả bia mộ ghi dấu tích cuộc chiến này đều bị đục bỏ. Họ đã bán đứng lãnh thổ biên giới của tổ tiến và đứng trên đầu dân tộc này!
ÿ  Huỳnh Tâm

[1] F313, QK2 (Sư đoàn 313, Quân Khu 2).


[2] Đoàn Thị Điểm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét